Trẻ sinh non thường phải đối mặt với nhiều vấn đề không tốt đối với sức khỏe, trong đó có chậm tăng cân. Do vậy, trẻ sinh non chậm tăng cân luôn khiến bố mẹ lo lắng. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng này. Mẹ hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

1. Thế nào là trẻ sinh non?

Thông thường, thai kỳ của mẹ thường kéo dài 40 tuần và trẻ sẽ ra đời vào khoảng tuần thứ 40. Nhưng trên thực tế, thời gian sinh của trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn một vài ngày. Thế nhưng, nếu trẻ ra đời trước tuần thứ 37 (tính từ ngày đầu kỳ kinh gần nhất) thì đây được gọi là trẻ sinh non. 

Phân loại trẻ sinh non:

  • Trẻ sinh non muộn: từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày
  • Trẻ sinh non vừa: từ 32 tuần đến 33 tuần 6 ngày
  • Trẻ sinh rất non: ≤ 32 tuần
  • Trẻ sinh cực non: < 28 tuần

Cân nặng của trẻ sinh non thường nhỏ hơn trẻ sinh đủ tháng. Do vậy, mẹ cần chăm sóc cẩn thận, quan tâm kỹ vấn đề cân nặng của trẻ. Trước khi rời khỏi lồng ấm, cân nặng của trẻ phải ít nhất đạt 2kg và tăng ít nhất 5 gram mỗi ngày đối với trẻ sinh cực non, 20 gram mỗi ngày đối với trẻ sinh rất non. 

khi nào trẻ sinh non chậm tăng cân
Nếu trẻ ra đời trước 37 tuần thì được gọi là trẻ sinh non

2. Thế nào là chậm tăng cân ở trẻ sinh non?

Ở trẻ sinh non, cân nặng thường tăng lên chậm hơn. Nếu trẻ sinh ở tuần 24 thì trọng lượng của bé chỉ tăng khoảng 5 gram/ ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ sinh từ tuần thứ 33 trở đi thì cân nặng có thể tăng 20-30 gram/ngày. Do vậy, mẹ cần hiểu rõ thông tin này để biết trẻ có đang bị chậm tăng cân hơn so với bình thường hay không. 

Bảng cân nặng của trẻ sinh non thường được so sánh với mức cân nặng tiêu chuẩn, chiều cao của trẻ cùng độ tuổi để xem trẻ có đang tăng cân hay không. Thế nhưng, ở mỗi trẻ lại có sự phát triển riêng nên bố mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ vẫn tăng cân đều theo thời gian. 

Mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng của trẻ sơ sinh và tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO dưới đây nhé: 

Bảng chiều cao cân nặng trẻ sinh non chậm tăng cân
Bảng chiêu cao cân nặng của trẻ sơ sinh – Tiêu chuẩn WHO

Trong đó:

  • SD: viết tắt của standard deviation, nghĩa là sự lệch chuẩn
  • M: mức tiêu chuẩn nằm trong khoảng theo cấp độ 1 đến 3
  • Dấu “-” là thiếu cân
  • Dấu “+” là thừa cân

Kết quả đối chiếu:

  • Khoảng dao động từ -1SD đến +1SD chính là trẻ phát triển bình thường
  • Khoảng dao động từ -2SD đến +2SD là trẻ có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân
  • Khoảng dao động từ -3SD đến +3SD là trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì, khi đó trẻ cần có các biện pháp can thiệp.

Dựa vào bảng tiêu chuẩn trên, mẹ có thể nhận biết bé nhà mình có đang thực sự chậm tăng cân hay không.

3. 10 biện pháp giúp trẻ sinh non chậm tăng cân

Dưới đây là 10 biện pháp giúp trẻ sinh non chậm tăng cân:

3.1. Cho trẻ bú mẹ đầy đủ

Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non chậm tăng cân. Theo WHO (tổ chức Y tế Thế Giới) khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Đối với trẻ sinh non, mẹ cần tìm cách cho trẻ bú hay uống sữa mẹ ngay sau khi vừa sinh. Bởi trong sữa mẹ có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ sinh non yếu hơn rất nhiều so với trẻ bình thường, do vậy cần duy trì cho trẻ bú sữa mẹ để trẻ dễ hấp thu các dưỡng chất.

Mẹ có thể tham khảo cách tính lượng sữa đủ cho trẻ sinh non như sau:

Ở ngày đầu tiên

Trong ngày đầu tiên, trẻ sơ sinh cần 60-70 ml/ngày. Tiếp đó tăng 10ml/ngày cho 1 kg cân nặng đối với trường hợp trẻ dung nạp tốt (mẹ cần chú ý chỉ tăng tối đa lên đến 200ml).

Ví dụ: nếu trẻ sinh non với cân nặng 1,5kg thì sau sinh mẹ cần cho trẻ bú 70*1,5=120 (ml) sữa, 120ml chia thành 10-12 cữ tương đương với 8-10 ml/ngày. 

Khi trẻ được 8 ngày tuổi

Nếu khoảng cách giữa 2 cữ ăn là 2 giờ thì lượng sữa tăng thêm là 70 ml/kg. Khi đó mẹ sẽ tính theo công thức:

(140*1,5) / 10-12 cữ tương đương với 17-20ml/cữ

Nếu mẹ dùng sữa bột cho trẻ sinh non thì lượng sữa cần khoảng 1/3 nhu cầu của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn.

Cụ thể nếu trẻ bú 150ml sữa mẹ thì lượng sữa bột cần dùng là 50ml. 

Mẹ nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh
Mẹ nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh

3.2. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ sinh non chậm tăng cân là chú ý đến giấc ngủ của trẻ. Trong lúc ngủ, trẻ sẽ phát triển, do vậy cần đảm bảo giấc ngủ của bé chất lượng và đủ giấc (16-20 giờ/ngày). 

Mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên để trẻ ngủ quá 4 giờ / giấc, tốt nhất nên để trẻ nằm ngửa khi ngủ, không nên nằm sấp và không nên mặc đồ quá chật hay quá nhiều đồ.

Nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau ở mỗi độ tuổi. Theo NSF (tổ chức giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyến nghị, thời gian ngủ ở trẻ như sau:

Độ tuổiThời gian ngủ khuyến nghị
0-3 tháng tuổi14-17 giờ
4-11 tháng tuổi12-15 giờ
1-2 tuổi11-14 giờ
3-5 tuổi10-13 giờ
6-13 tuổi9-11 giờ
Thời gian ngủ khuyến nghị ở trẻ theo tháng tuổi – NSE

3.3. Thường xuyên massage cho trẻ

Massage là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ sinh non chậm tăng cân. Biện pháp này hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của trí não và hệ thống miễn dịch ở trẻ, giúp ruột và dạ dày của bé khỏe mạnh hơn. 

Bên cạnh đó, massage giúp trẻ sinh non cảm thấy gần gũi với bố mẹ gần hơn. Mẹ có thể thêm chút tinh dầu vào lòng bàn tay để massage cho trẻ 2 lần/ngày. 

Massage giúp trẻ phát triển tốt về trí não và cải thiện cân nặng.
Massage giúp trẻ phát triển tốt về trí não và cải thiện cân nặng.

3.4. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ giúp trẻ tránh nguy cơ nhiễm trùng, nâng cao hệ miễn dịch để nhanh chóng tăng cân. Do vậy, khi tiếp xúc với trẻ bố mẹ hay người thân cần phải vệ sinh tay sạch sẽ, tránh gây nhiễm khuẩn cho trẻ. 

3.5. Cho trẻ nghe nhạc

Theo nghiên cứu đã được chứng minh, nghe nhạc Mozart kích thích quá trình phát triển nhanh hơn và tăng cân nặng ở trẻ sinh non. Tuy nhiên, một số ít trẻ lại nhạy cảm với âm thanh, dù là âm thanh nhỏ nhất. Do vậy mẹ cần hết sức chú ý đến các biểu hiện mỗi khi nghe nhạc. Nếu thấy con khó chịu, lo lắng, quấy khóc…mỗi lần có âm thanh, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.

3.6. Giữ ấm cơ thể trẻ

Sức đề kháng của trẻ sinh non kém, khả năng miễn dịch không tốt so với những trẻ đủ tháng nên việc giữ ấm cho bé vô cùng quan trọng. 

Cần giữ nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định trong khoảng 37 độ C bởi nếu nhiệt độ không ổn định dễ dẫn đến nguy cơ rối loạn chuyển hóa, thiếu oxy…ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sinh non.

Nếu trẻ sống ở khu vực có khí hậu lạnh thì cần được nằm trong phòng có nhiệt độ ổn định, đi tất chân và tay đầy đủ, chú ý giữ ấm phần cổ và bụng. 

Mẹ cần giữ ấm cho trẻ ổn định ở nhiệt độ 37 độ C
Mẹ cần giữ ấm cho trẻ ổn định ở nhiệt độ 37 độ C

3.7. Xây dựng thực đơn hợp lý khi trẻ đến tuổi ăn dặm

Khi trẻ sinh non đến tuổi ăn dặm, bên cạnh nguồn sữa mẹ, mẹ cần xây dựng cho trẻ thực đơn ăn uống hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện giống như trẻ bình thường. Do chức năng thận của trẻ chưa hoàn thiện nên mẹ cần chú ý khi chế biến thực đơn của con không thêm gia vị như muối, mắm…Bên cạnh đó, thời gian giữa từng cữ ăn là khoảng 1,5 – 2 giờ, khi trẻ lớn hơn có thể kéo dài khoảng thời gian này.

3.8. Theo dõi trẻ về thân nhiệt, nhịp thở

Do trẻ sinh non thiếu tháng chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài nên dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Chính vì vậy, bố mẹ cần chủ động theo dõi các dấu hiệu của trẻ như thân nhiệt, nhịp thở, màu sắc da…Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm.

3.9. Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ

Điều này giúp mẹ theo dõi và đánh giá được cân nặng của trẻ, từ đó kịp thời thay đổi và điều chỉnh các biện pháp phù hợp hơn với trẻ. Nếu cân nặng của trẻ không đáp ứng mong đợi, bác sĩ sẽ điều chỉnh và thay đổi thực đơn, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cho trẻ. 

3.10. Cân bằng nước và điện giải

Việc này rất quan trọng đối với trẻ sinh non bởi lượng nước quá nhiều là điều kiện thuận lợi dẫn đến loạn sản phế phổi, bên cạnh đó trẻ mất nước là nguy cơ của xuất huyết màng não

Một số triệu chứng giúp mẹ nhận biết trẻ đang bị rối loạn nước và điện giải như:

  • Mắt của bé khô và không có nước mắt khi khóc, mắt trũng
  • Vết nứt xuất hiện ở môi
  • Gặp vấn đề trong việc đi vệ sinh
  • Chân tay lạnh

Mẹ có thể áp dụng một trong số những biện pháp dưới đây để bổ sung nước và điện giải cho bé: 

  • Tăng thời gian bú và bú nhiều lần hơn
  • Bổ sung thêm ORS khoảng 5-10ml sau khi trẻ bú mẹ
  • Bổ sung kẽm cho trẻ

Hy vọng bài viết trên đây đã chia sẻ cho bố mẹ những thông tin cần thiết về các biện pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ sinh non chậm tăng cân. Nếu lo lắng và còn nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này, bố mẹ có thể để lại thông tin hoặc nhắn tin trực tiếp với Drops Family để được giải đáp nhé. 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết cùng chủ đề

1, Vì sao bé chậm tăng cân? Nguyên nhân bé chậm tăng cân theo độ tuổi

2, Top 7 giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

3, Tại sao bé bú mẹ nhưng vẫn chậm tăng cân?

4, Trẻ sinh non chậm tăng cân và 8 biện pháp khắc phục hiệu quả.

5, 6 nguyên nhân khiến trẻ hấp thu kém chậm tăng cân.

6, 3 giải pháp hiệu quả dành riêng cho bé táo bón chậm tăng cân.

7, Trẻ dùng kháng sinh chậm tăng cân – 3 nguyên nhân mẹ cần đặc biệt chú ý

8, Bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân – nguyên nhân tại sao?

9, Bé hay nôn trớ chậm tăng cân bố mẹ phải làm sao?

Tài liệu tham khảo: Neonatal weight gain and nutrition – MedlinePlus

Xếp hạng post

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời