Bé hay nôn trớ chậm tăng cân là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vậy nguyên nhân nào khiến bé gặp phải tình trạng này? Bố mẹ cần làm gì khi thấy trẻ nôn trớ chậm tăng cân. Các mẹ hãy cùng Drops Family tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ hay bị nôn trớ chậm tăng cân

1.1. Nôn trớ là tình trạng như thế nào?

Nôn trớ là tình trạng lượng thức ăn có trong dạ dày bị đẩy lên phần thực quản và trào ra ngoài miệng. Hiện tượng này sẽ giảm dần theo độ tuổi và khỏi khi trẻ đủ 12 tháng tuổi. 

bé hay nôn trớ chậm tăng cân
Tình trạng nôn trớ sẽ giảm dần khi trẻ lớn

1.2. Nguyên nhân sinh lý 

Nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Dạ dày nằm ngang, trong khi đó thức ăn chủ yếu của trẻ là ở dạng lỏng nên dễ gây nôn trớ. Bên cạnh đó, trẻ chủ yếu là nằm nên cũng dễ khiến thức ăn bị trào ngược ra ngoài.

Ngoài ra, trẻ bú quá nhiều, quá no, ngậm ti giả không đúng cách khiến trẻ nuốt cả không khí khi bú. Khi đó, lượng khí dư thoát ra, đẩy sữa có trong dạ dày đi ra ngoài dẫn đến tình trạng nôn trớ. 

1.3. Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý thường gặp gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ là do rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, với trẻ sinh non, sinh mổ hay thiếu chất dinh dưỡng, trẻ bị thiếu hụt đi một lượng lớn các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Khi đó, bị mất cân bằng giữa số lượng vi khuẩn có lợi và có hại, vi khuẩn có hại chiếm ưu thế và phát triển trong hệ tiêu hóa. Lúc này, trẻ sẽ gặp tình trạng nôn trớ, đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

2. Giải pháp khắc phục tình trạng trẻ nôn trớ chậm tăng cân

2.1. Nhanh chóng xử lý chất nôn

Khi thấy trẻ nôn trớ, ngay lập tức bố mẹ cần để đầu trẻ nghiêng sang 1 bên. Hành động này giúp trẻ không bị sặc, tiếp đó hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay để lau sạch chất nôn trong miệng, mũi và họng.

Mẹ cần chú ý khi trẻ đang nôn không bế xốc trẻ lên tránh tình trạng trào dịch ói vào phổi gây nguy hiểm cho trẻ. 

2.2. Cần giữ đúng tư thế khi cho trẻ ăn hoặc bú

Giữ tư thế đúng khi cho trẻ ăn hay bú cũng là biện pháp giúp trẻ không bị nôn trớ. Khi trẻ ăn xong, mẹ cần bế cao đầu trong khoảng 15-20 phút đồng thời vỗ nhẹ lưng để trẻ ợ hơi, sau đó mới đặt trẻ nằm. Chú ý để trẻ nằm hơi nghiêng bên trái, gối hơi cao và đồng thời mẹ vỗ lưng cho trẻ đến khi nghe tiếng ợ hơi lớn. Đây là biện pháp giúp đẩy không khí có trong dạ dày ra phía ngoài, tránh tình trạng nôn trớ. 

Trong trường hợp cho trẻ bú bình, phải nghiêng sao cho sữa ngập cổ bình. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng bé nuốt không khí quá nhiều gây chướng bụng, đầy hơi. Cho bé bú chậm, tránh làm dạ dày căng quá mức.

bé hay nôn trớ chậm tăng cân cần bú mẹ ở tư thế đúng
Cần giữ đúng tư thế của trẻ khi bú giúp trẻ tránh tình trạng nôn trớ

2.3. Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày của trẻ

Đối với trẻ hay bị nôn trớ, mẹ nên chia nhỏ khối lượng thức ăn trong 1 ngày thành nhiều bữa nhỏ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Điều này giúp trẻ giảm cảm giác ngán và không bị quá tải thức ăn trong 1 bữa, trẻ ăn quá no sẽ kích thích cơ thắt thực quản nên dễ bị nôn trớ.

Tuy nhiên, khoảng cách giữa các bữa ăn nên là 2h-2h30 phút để kịp tiêu hóa lượng thức ăn của cữ trước và dạ dày rỗng để bổ sung các chất dinh dưỡng mới. 

2.4. Điều chỉnh tư thế ngủ giúp trẻ giảm nôn trớ

Đối với trẻ hay nôn trớ chậm tăng cân, điều chỉnh tư thế ngủ cũng là biện pháp giúp trẻ cải thiện. Kê cao gối cho trẻ nằm, phần trên cao hơn chân giúp hạn chế tình trạng trào ngược.

Nếu trẻ ọc sữa nhiều, mẹ nên đặt bé nằm nghiêng. Chú ý khi trẻ đang nôn, mẹ tuyệt đối không bế xốc trẻ lên bởi vì như vậy có thể khiến trẻ nôn nhiều hơn. 

Mẹ cần đặt trẻ nằm ngủ đúng tư thế
Mẹ cần đặt trẻ nằm ngủ đúng tư thế

2.5. Nới lỏng quần áo

Mặc áo quần chật, quấn tã, bỉm chặt là một trong số những nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ do dạ dày và thành bụng bị chèn ép. Do vậy, mẹ nên mặc quần áo thoáng mát cho bé, nới lỏng phần quanh bụng mỗi lần cho trẻ bú hoặc ăn. 

2.6. Cho bé vận động

Một biện pháp mẹ không thể bỏ qua để giúp trẻ cải thiện tình trạng nôn trớ chậm tăng cân là cho trẻ tập một số bài tập nhẹ nhàng, đơn giản với đôi chân của bé giúp hạn chế cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Mẹ có thể cho trẻ tập bài tập đi xe đạp. Để trẻ nằm, bố mẹ dùng tay di chuyển đôi chân của trẻ như trẻ đang tập đi xe đạp. Mỗi ngày thực hiện động tác này khoảng 15-20 phút sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ hay nôn trớ chậm tăng cân.

Bố mẹ có thể cho trẻ thực hiện các bài tập vận động giúp trẻ giảm nôn trớ
Bố mẹ có thể cho trẻ thực hiện các bài tập vận động giúp trẻ giảm nôn trớ

2.7. Massage cho trẻ

Massage cho trẻ cũng là biện pháp giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, hạn chế những cơn nôn trớ của trẻ, giúp trẻ ăn và ngủ tốt hơn. Nhờ vậy, trẻ dần dần sẽ tăng cân.

Mẹ có thể dùng thêm một ít dầu dừa và dầu oliu thoa lên bụng trẻ và massage nhẹ nhàng theo chiều dọc của chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý rằng không nên thực hiện ngay khi trẻ vừa ăn xong. 

Massage nhẹ nhàng giúp trẻ cải thiện tình trạng nôn trớ, tăng cân vù vù
Massage nhẹ nhàng giúp trẻ cải thiện tình trạng nôn trớ, tăng cân vù vù

Trên đây là một số biện pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng bé hay nôn trớ chậm tăng cân. Mẹ có thể tham khảo những chia sẻ trên để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất với trẻ. 

Bài viết cùng chủ đề

1, Vì sao bé chậm tăng cân? Nguyên nhân bé chậm tăng cân theo độ tuổi

2, Top 7 giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

3, Tại sao bé bú mẹ nhưng vẫn chậm tăng cân?

4, Trẻ sinh non chậm tăng cân và 8 biện pháp khắc phục hiệu quả.

5, 6 nguyên nhân khiến trẻ hấp thu kém chậm tăng cân.

6, 3 giải pháp hiệu quả dành riêng cho bé táo bón chậm tăng cân.

7, Trẻ dùng kháng sinh chậm tăng cân – 3 nguyên nhân mẹ cần đặc biệt chú ý

8, Bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân – nguyên nhân tại sao?

9, Bé hay nôn trớ chậm tăng cân bố mẹ phải làm sao?

Tài liệu tham khảo: Vomiting in Infants and Children – MSD Manuals

Xếp hạng post

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời