Trẻ thiếu sắt có biểu hiện nghèo nàn, xảy ra từ từ, khó nhận biết cho đến khi xuất hiện các biểu hiện thiếu máu. Vì vậy, cha mẹ cần nắm vững các dấu hiệu trẻ thiếu sắt để kịp thời phòng tránh và có hướng xử lý, điều trị kịp thời cho con.
15 dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt ở trẻ
1. Trẻ mệt mỏi, uể oải bất thường
Cơ thể trẻ cần sắt để sản sinh hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào. Khi không đủ sắt, trẻ sẽ thiếu oxy, rất dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất sức. Ở trẻ lớn thiếu sắt, mệt mỏi thường kèm theo một số các biểu hiện như: kém tập trung, chậm chạp, hay buồn ngủ, ít nô đùa, thậm chí còn học hành sa sút,…
Tóm lược: Mệt mỏi, uể oải là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ thiếu sắt . Điều này xảy ra do có ít oxy đến các mô và cơ, khiến trẻ gần như không có năng lượng cho các hoạt động thường ngày.
2. Trẻ xanh xao, nhợt nhạt
Một trong những dấu hiệu trẻ thiếu sắt được phát hiện đầu tiên là làn da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt. Triệu chứng này biểu hiện rõ nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vành tai, niêm mạc họng, niêm mạc mắt,… Lý do là vì khi thiếu sắt, huyết sắc tố giảm, máu có màu nhạt hơn. Để nhận biết trẻ có thiếu sắt hay không mẹ có thể chú ý quan sát các bộ phận này. Nếu các bộ phận này bị tái nhợt, thiếu sức sống thì mẹ cần cho bé đi kiểm tra ngay.
Tóm lược: Da nhợt nhạt hơn bình thường ở những vùng da mỏng như da mặt, niêm mạc mắt,… có thể là dấu hiệu của thiếu sắt vừa hoặc nặng. Tình trạng nhợt nhạt này xảy ra là do nồng độ huyết sắc tố thấp, khiến máu ít đỏ hơn bình thường.
3. Khó thở là biểu hiện thiếu sắt ở trẻ
Sắt là chất đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp huyết sắc tố là hemoglobin.
Hemoglobin cho phép các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi nồng độ hemoglobin thấp trong một thời gian dài thiếu sắt, nồng độ oxy cũng thấp theo. Điều này có nghĩa là các mô và cơ cũng không nhận đủ oxy để thực hiện các hoạt động bình thường. Khi đó nhịp thở của trẻ sẽ tăng lên để cố gắng lấy thêm nhiều oxy dẫn đến khó thở. Trẻ khó thở là biểu hiện thiếu sắt trầm trọng
Tóm lược: Khó thở là một triệu chứng của tình trạng thiếu sắt vì mức độ huyết sắc tố thấp ngăn cơ thể vận chuyển oxy đến các mô và cơ.
4. Trẻ hay đau đầu, chóng mặt
Đau đầu, chóng mặt là biểu hiện khi não trẻ không được cung cấp đủ oxy. Khi đó, các mao mạch máu não sẽ bị sưng phù, gây áp lực lên thành mạch, gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, uể oải thì mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tóm lược: Nhức đầu có thể là một triệu chứng của thiếu sắt, xảy ra khi thiếu sắt dẫn đến thiếu oxy đến các mao mạch máu não, gây phù.
5. Tim đập nhanh
Tim đập nhanh hay còn gọi là “nhịp tim đáng chú ý”, là một triệu chứng khác của bệnh thiếu máu thiếu sắt. Khi lượng huyết sắc tố này thấp, tim phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển oxy. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều hoặc đập nhanh bất thường.
6. Da và tóc khô, hư tổn
Da và tóc khô hoặc hư tổn có thể là dấu hiệu trẻ thiếu sắt. Thiếu sắt làm giảm mức độ huyết sắc tố trong máu, làm giảm lượng oxy cung cấp cho các tế bào khiến tóc và da bị thiếu oxy và trở nên khô và yếu.
Nếu trẻ bị rụng tóc trong quá trình gội và chải đầu hằng ngày là điều bình thường. Nhưng nếu tóc trẻ bị rụng từng cục hoặc số lượng lớn thì có thể liên quan đến thiếu sắt.
7. Trẻ thiếu sắt sẽ có sức đề kháng yếu, dễ gây ốm vặt.
Thiếu sắt ở trẻ cũng có thể gây ra một dạng rối loạn hành vi được gọi là “hội chứng pica”. Ở hội chứng này, trẻ sẽ ăn những thứ kỳ quái như các chất bụi bẩn, đất sét, sơn… ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm cả suy giảm thể chất và nhận thức, cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc chì và các biến chứng nặng khác.
8. Lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt
Lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt hoặc nhẵn khác thường cũng là dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ.
Ngoài ra, thiếu sắt cũng có thể gây ra các triệu chứng bất thường xung quanh miệng của trẻ như:
- Khô miệng
- Nóng rát trong miệng
- Vết nứt đỏ, đau ở khóe miệng
- Loét miệng
Tóm lược: Lưỡi đau, sưng hoặc nhẵn lạ thường có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sắt ở trẻ.
9. Hội chứng chân không yên
Trẻ thiếu sắt thường có cảm giác bồn chồn như kiến bò, khó chịu ở bàn chân hoặc cẳng chân. Thậm chí, tình trạng này còn tồi tệ hơn vào ban đêm, khiến trẻ mất ngủ. Tuy nguyên nhân nguyên phát của hội chứng này chưa được hiểu đầy đủ nhưng nguyên nhân thứ phát đã được chứng minh là bao gồm thiếu sắt (1).
10. Móng tay giòn, hình thìa
Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này là móng giòn, dễ sứt mẻ và nứt. Trong các giai đoạn sau, thì móng tay lõm xuống ở phần giữa và các cạnh nhô lên trông giống như 1 chiếc thìa.
Triệu chứng này hiếm gặp, chỉ xảy ra ở khoảng 5% trẻ bị thiếu sắt. Nhưng một khi đã xuất hiện thì tình trạng thiếu sắt đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng (2). Chính vì vậy, cha mẹ cần chăm sóc con thường.
11. Các dấu hiệu trẻ thiếu sắt khác
Các dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt khác bao gồm:
Tay chân lạnh: Thiếu sắt lâu ngày gây thiếu máu đến các chi, khiến tay, chân trẻ lạnh hơn.
Hội chứng Pica: Trẻ có thể thèm ăn các đồ ăn lạ như giấy, cỏ, đất nặn,..
Biếng ăn: Thiếu sắt khiến trẻ ăn không ngon miệng do sự thay đổi hormone ghrelin (3)
Nhiễm trùng, ốm vặt thường xuyên: Sắt cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, trẻ thiếu sắt.
Nhiễm trùng thường xuyên hơn: Vì sắt cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh nên nếu thiếu chất này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng suy giảm sức đề kháng ở trẻ (4).
Trẻ nào có nguy cơ thiếu sắt?
Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân:
Nguyên nhân chính gây thiếu sắt ở trẻ sinh non là giảm dự trữ sắt cùng nhu cầu sử dụng cao.
Ở trẻ sinh đủ tháng khỏe mạnh, lượng sắt dự trữ từ thai kỳ đủ để đáp ứng nhu cầu trong 4-6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, ở trẻ sinh non, nhẹ cân, do lượng sắt dự trữ thấp hơn và tốc độ phát triển nhanh hơn, sắt dự trữ trong cơ thể thường cạn kiệt sau 2-3 tháng. Số tuần thai khi sinh càng nhỏ, nguy cơ thiếu sắt càng tăng cao.
Do đó, việc bổ sung sắt cho trẻ sinh non đặc biệt quan trọng.
Trẻ từ 6-24 tháng tuổi:
Dự trữ sắt cạn kiệt
Sau 6 tháng, lượng sắt dự trữ cạn kiệt và sữa mẹ đơn thuần không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng của trẻ. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng sắt tăng do tăng thể tích máu, khối lượng cơ và mất sắt từ đường tiêu hóa, tiết niệu,…Ngoài ra, có thể bổ sung sắt dạng lỏng nếu lượng sắt từ thức ăn không đáp ứng được yêu cầu của cơ thể.
Trẻ biếng ăn
Ở giai đoạn này, bé bắt đầu ăn dặm và đây là nguồn cung cấp sắt chính cho bé. Tuy nhiên chế độ ăn nghèo sắt hoặc trẻ biếng ăn khiến cho lượng sắt cung cấp không đủ.
Trẻ uống sữa bò (sữa tươi) quá nhiều
Trong thành phần sữa bò không chứa sắt mà chứa nhiều canxi. Việc uống quá nhiều sữa bò, canxi cạnh tranh hấp thu với sắt khiển sắt không được hấp thu vào cơ thể.
Trẻ mắc giun móc, giun kim
Ở độ tuổi từ 1 tuổi, trẻ bắt đầu bò, cầm nắm nhiều vật cũng như đi học. Vệ sinh không sạch sẽ khiến trẻ dễ nhiễm giun sán, gây mất máu mạn tính qua đường tiêu hóa cũng như giảm lượng hấp thu.
Sắt hữu cơ nhỏ giọt Femalto – Phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ.
Để dự phòng thiếu sắt ở trẻ nhỏ, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên bổ sung sắt hàng ngày cho trẻ sinh non trong năm đầu tiên với liều bổ sung 2mg/kg/ngày. Ngoài ra, AAP cũng khuyến cáo bổ sung sắt 1 mg/kg/ngày ở trẻ sinh đủ tháng trong giai đoạn 4-6 tháng đến 12 tháng tuổi và cung cấp đủ 7 mg sắt/ngày cho trẻ từ 1-3 tuổi.
Femalto là giải pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt cho trẻ, được các bác sĩ khuyên dùng:
- Với thành phần sắt (III) hydroxyd polymaltose, Femalto không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như nôn, buồn nôn, nóng trong, táo bón.
- Với công nghệ bào chế hiện đại cùng với hương dâu thơm ngon, Femalto có vị ngọt thanh, không tanh, bé thích uống.
- Với lượng uống ít, chỉ từ 0,15ml đã đủ liều khuyến cáo. Femalto phù hợp với cả những trẻ dễ nôn trớ.
- Đặc biệt, với bộ xilanh nhập khẩu Châu Âu, Femalto giúp chia liều chính xác, tiện dụng. Đồng thời giúp đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn.
Trên đây là 15 dấu hiệu trẻ thiếu sắt. Hy vọng với những chia sẻ trên, cha mẹ có thể nắm vững được các dấu hiệu này để kịp thời phát hiện và phòng ngừa thiếu sắt cho con.
Tìm hiểu thêm: Trẻ thiếu sắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục hiệu quả
Bài viết cùng chủ đề:
1, Trẻ thiếu sắt: nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục hiệu quả.
2, 15 biểu hiện trẻ thiếu sắt mẹ cần xử lý ngay.
3, Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
4, Trẻ thiếu sắt nên ăn gì? Top 9 thực phẩm giàu sắt cho bé.
5, Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không? Biến chứng thiếu sắt lâu ngày.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Giới thiệu “Bộ sản phẩm nhỏ giọt chất lượng cao cho trẻ 0-36 tháng” – Drops Family
Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không? Biến chứng thiếu sắt lâu ngày
Trẻ thiếu sắt nên ăn gì? Top 9 thực phẩm giàu sắt cho trẻ.
15 biểu hiệu trẻ thiếu sắt mẹ cần phải xử lý ngay