Bé táo bón chậm tăng cân là một trong số những nỗi lo lớn nhất của các phụ huynh có con nhỏ. Bố mẹ cần nhận biết sớm tình trạng táo bón của con và xác định chính xác nguyên nhân. Từ đó, đưa ra cách cải thiện đúng đắn. Vậy cần cải thiện như thế nào?

1. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, tuy nhiên chúng được chia thành 2 nhóm: nguyên nhân chức năng (chiếm 95%) và nguyên nhân thực thể (chiếm 5%).

1.1. Nguyên nhân chức năng

  • Phổ biến nhất là do thói quen nhịn đi ngoài, thời gian nhịn càng lâu thì lượng chất thải tích tụ ngày càng lớn, việc đại tiện càng gặp nhiều khó khăn. Lâu dần trở thành chứng táo bón mạn tính. 
  • Chế độ ăn thiếu hụt chất xơ.
  • Trẻ bị táo bón nếu ở những lần ăn dặm đầu tiên là thức ăn đặc. Tình trạng này có thể gặp ở trẻ cai sữa mẹ do bị mất đi nguồn cung cấp nước.
  • Trẻ bị mất hay thiếu nước bởi khi đó cơ thể sẽ hấp thu lượng chất lỏng ở bất kỳ bộ phận nào, điều này vô tình khiến phân cứng hơn.
  • Nếu trẻ dùng sữa công thức thì chính thành phần protein có trong sữa cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Trong trường hợp trẻ dùng quá nhiều, phân sẽ có màu xanh và trở nên cứng hơn. 

1.2. Nguyên nhân thực thể

  • Trẻ mắc cường giáp thì cơ ruột sẽ giảm hoạt động.
  • Trẻ mắc đái tháo đường
  • Trẻ mắc phì đại tràng bẩm sinh
  • Trẻ mắc một số bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như bại não, chậm phát triển tâm thần, bệnh lý về cột sống…
nguyên nhân bé táo bón chậm tăng cân
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc táo bón

1.3. 3 giai đoạn trẻ táo bón chậm tăng cân

 Trẻ em dễ bị táo bón chức năng trong 3 giai đoạn:

  • Sau khi ăn bổ sung ngũ cốc và thức ăn đặc (Ăn dặm)
  • Trong quá trình tập tự đi ngoài trong nhà vệ sinh
  • Trong thời gian bắt đầu đi học ở trường

Mỗi mốc quan trọng này có khả năng biến quá trình đại tiện trở nên khó khăn với trẻ.

2. Tại sao bé táo bón lại chậm tăng cân?

2.1. Táo bón khiến trẻ cảm thấy đau bụng và mệt mỏi

Táo bón lâu ngày sẽ khiến bé bị đau, một số trường hợp chảy máu hậu môn mỗi lần đi đại tiện. Điều này dẫn đến tâm lý lo sợ, trẻ lại nhịn đi đại tiện khiến lượng chất thải không được đào thải ra ngoài và tích tụ trong cơ thể, phân khô rắn, cứng…tạo một vòng luẩn quẩn: sợ đại tiện → đại tiện đau → táo bón → nín nhịn 

Trẻ khó tiêu, đau bụng, buồn nôn nên ảnh hưởng đến sức khỏe cả về tâm lý và thể chất. Do vậy, trẻ dường như không tăng cân. 

2.2. Táo bón khiến bé cảm thấy chán ăn

Táo bón kéo dài khiến trẻ đầy bụng, chướng hơi và mệt mỏi. Điều này khiến trẻ ăn không ngon miệng, thậm chí một số trẻ còn cảm thấy chán ăn. Khi đó, lượng thức ăn đưa vào cơ thể không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nên bé chậm tăng cân, một số trường hợp còn bị suy dinh dưỡng. 

2.3. Hệ tiêu hóa bị rối loạn

Táo bón khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong khi bé vẫn nạp đủ các nhóm thực phẩm. Khi đó, trẻ sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như kẽm, canxi, magie…cho quá trình phát triển và chậm tăng cân.

tại sao bé tạo bón lại chậm tăng cân?
Khi bị rối loạn hệ tiêu hóa, trẻ dễ có nguy cơ bị táo bón chậm tăng cân

3. Cách khắc phục táo bón cơ năng giúp trẻ tăng cân vù vù – Phác đồ Bộ Y tế

3.1. Phác đồ điều trị táo bón của trẻ – BYT

3.1.1. Tư vấn giải thích giáo dục

Trước hết, bác sĩ cần giải thích cho bố mẹ hiểu rõ một số vấn đề sau:

  • Giải thích nguyên nhân, thời gian điều trị táo bón kéo dài, có thể là từ 6-9 tháng. 
  • Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Tư thế đi tiêu đúng, các biện pháp giúp trẻ điều chỉnh hành vi nín nhịn, sơ đi tiêu…(chủ yếu là do nín nhịn chiếm tới 90%, 10% còn lại do chậm nhu động ruột)
  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của trẻ, nhu cầu về lượng nước hàng ngày.
  • Táo bón là tình trạng dễ tái lại (30-50%) nên bố mẹ cần chủ động dự phòng tái phát cho trẻ.
Hiểu rõ một số vấn đề liên quan đến táo bón ở trẻ
Bác sĩ cần tư vấn giải thích cho mẹ hiểu một số vấn đề liên quan đến tình trạng của trẻ

3.1.2. Làm sạch phân 

Bố mẹ cần tiến hành thụt tháo phân trước khi thực hiện các bước điều trị duy trì trong 3-5 ngày: 

  • Sử dụng PEG: 1-1.5g/1kg/ngày x 3 ngày (Uống)
  • Tiến hành thụt hậu môn:

Enemas (Fleet): trẻ >2 tuổi;

Paraffin: 15-30ml/tuổi chia 2 (Trẻ >1 tuổi)

3.1.3. Điều trị duy trì

Mục đích của điều trị duy trì là ngừa tích tụ phân trở lại trong vòng ít nhất 6 tháng. 

  • Điều trị bằng thuốc
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Lactulose 1-3ml/kg/ngày chia 2 lần/ngày.

PEG 3350 1g/kg/ngày,

Sorbitol 1-3ml/kg/ngày chia 2 lần/ngày.

  • Sử dụng thuốc nhuận tràng bôi trơn

Paraffin 1-3ml/kg/ngày chia 2 lần/ngày. Phương pháp này được áp dụng đối với trẻ trên 1 tuổi.

  • Sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích

Bisacodyl được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi với liều lượng 0.5-1 viên đạn 10mg/lần hoặc 1-3 viên nén 5mg/lần.

Glycerin đặt hậu môn

  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý
  • Sau khi điều trị bằng thuốc, mẹ cần kết hợp với chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ:

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và carbonhydrate: rau củ, rau cải, rau muống, ngũ cốc nguyên cám…

Mẹ có thể áp dụng công thức tính lượng chất xơ bằng cách:

Số tuổi của trẻ + 5 gam /ngày đối với trẻ dưới 2 tuổi

10 gam đối với trẻ từ 3-7 tuổi. 14,5 gam đối với trẻ 4-14 tuổi. 

Đặc biệt, với một số trẻ bị táo bón do bất dung nạp sữa bò mẹ có thể dùng sữa đậu nành hay sữa thủy phân. 

Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và carbonhydrate
Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và carbonhydrate
  • Rèn luyện cho trẻ tư thế đi tiêu đúng: 

Mẹ chỉ nên tập cho trẻ thói quen tập đi tiêu theo giờ quy định trong trường hợp trẻ không còn hành vi nín nhịn. Có thể là sau bữa sáng hoặc trước khi đến trường. 

3.2. Tư thế đi tiêu đúng

Tư thế đi tiêu đúng là tạo một phần gấp khúc khoảng 35 độ giữa phần chân và phần lưng bằng cách cho trẻ đặt tay lên đầu gối, kê chân cao sao cho đầu gối hơi nhô cao hơn so với mông. 

Theo dân gian, tư thế này còn gọi là ngồi xổm. Khi đó, phần ruột của trẻ sẽ được giữ thẳng, phân dễ dàng được đào thải ra ngoài mà không gặp bất kỳ cản trở nào. 

Tư thế đi tiêu đúng giúp trẻ phòng được tình trạng táo bón
Tư thế đi tiêu đúng giúp trẻ phòng được tình trạng táo bón 

3.3. Theo dõi và dự phòng

3.3.1. Theo dõi phân và điều chỉnh thuốc

Để điều chỉnh lượng thuốc cho trẻ, bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu của phân như sau:

  • Phần đầu cứng, phần sau lỏng: đủ thuốc
  • Toàn bộ là phần lỏng: thừa thuốc
  • Phân mềm đều: vừa đủ
  • Phân cứng và đi lỏng: chưa đủ thuốc

Mẹ có thể giảm liều từ từ kết hợp với theo dõi trẻ nếu thấy trẻ hết triệu chứng: không cảm thấy khó chịu, đau

3.3.2. Hỗ trợ và dự phòng

Mẹ có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để hỗ trợ và dự phòng táo bón tái phát:

  • Bổ sung Probiotics: 5-10 tỷ lợi khuẩn/ngày/4 tuần
  • Tiến hành massage hàng ngày cho trẻ bằng cách xoa bụng trẻ, hành động này có tác dụng kích thích nhu động ruột theo chiều kim đồng hồ.
  • Khuyến khích trẻ tăng khả năng vận động. 

Trên đây là những giải pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng bé táo bón chậm tăng cân mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho trẻ. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào mẹ có thể thông tin ngay cho dược sĩ Drops Family để được giải đáp nhé. 

Bài viết cùng chủ đề

1, Vì sao bé chậm tăng cân? Nguyên nhân bé chậm tăng cân theo độ tuổi

2, Top 7 giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

3, Tại sao bé bú mẹ nhưng vẫn chậm tăng cân?

4, Trẻ sinh non chậm tăng cân và 8 biện pháp khắc phục hiệu quả.

5, 6 nguyên nhân khiến trẻ hấp thu kém chậm tăng cân.

6, 3 giải pháp hiệu quả dành riêng cho bé táo bón chậm tăng cân.

7, Trẻ dùng kháng sinh chậm tăng cân – 3 nguyên nhân mẹ cần đặc biệt chú ý

8, Bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân – nguyên nhân tại sao?

9, Bé hay nôn trớ chậm tăng cân bố mẹ phải làm sao?

Xếp hạng post

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời