Bé hấp thu kém chậm tăng cân luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của các bậc phụ huynh. Bởi khi kém hấp thu trẻ không chỉ bị suy dinh dưỡng mà còn có nguy cơ còi xương hay gặp các bệnh lý nguy hiểm hơn như suy giảm trí tuệ. Do vậy, mẹ cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục nó như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của mẹ. 

1. Thế nào được gọi là trẻ hấp thu kém chậm tăng cân?

Kém hấp thu là tình trạng trẻ ăn uống đầy đủ nhưng hệ tiêu hóa không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ chậm tăng cân.

Một số triệu chứng giúp mẹ nhận biết tình trạng bé hấp thu kém chậm tăng cân như:

  • Trẻ kêu đau bụng, sôi bụng, chướng bụng. Đi kèm có thể là nôn trớ.
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, sống, thường có mùi tanh. Ở trẻ lớn, bố mẹ có thể thấy có váng trên mặt phân do trẻ không hấp thu được mỡ trong cơ thể.
  • Da xanh xao, cơ thể mệt mỏi, giảm sự linh hoạt.
  • Có triệu chứng sụt cân hoặc nếu có tăng cân thì tốc độ rất chậm. 
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn, thậm chí có thể không có cảm giác thèm ăn.
  • Dễ bị đau xương, đau cơ, chuột rút vì canxi không được hấp thu vào cơ thể.
  • Trẻ dễ quấy khóc, tính cách thay đổi thất thường và dễ cáu gắt. 
bé hấp thu kém chậm tăng cân
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu chậm tăng cân 

2. Nguyên nhân khiến trẻ hấp thu kém chậm tăng cân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hấp thu kém chậm tăng cân. Mẹ có thể tham khảo ngay dưới đây:

2.1. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ hấp thu kém. Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Đây là cơ hội để các vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công gây rối loạn đường tiêu hóa, trẻ kém hấp thu dẫn đến chậm tăng cân. 

2.2. Do thiếu enzyme tiêu hóa

Enzyme tiêu hóa hay còn được gọi là men tiêu hóa có trong gan, tuyến nước bọt… Thành phần này đóng vai trò chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng. Nếu do nguyên nhân nào đó khiến lượng enzyme thiếu hụt ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng cân.

2.3. Bố mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm

Thời điểm tốt nhất nên cho trẻ tập ăn dặm là sau 6 tháng, không nên cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi. Nguyên nhân là do trẻ chưa đủ enzyme tiêu hóa thức ăn khi đưa vào cơ thể trẻ. Đặc biệt, nếu sử dụng những thức ăn có tính dị nguyên (hải sản…) hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không kịp thích nghi, nhu động ruột giảm. Từ đó, cơ thể giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. 

bé hấp thu kém chậm tăng cân nên ăn dặm lúc nào
Thời điểm ăn dặm không đúng khiến trẻ chậm tăng cân

2.4. Khẩu phần ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng

Mẹ nên cho trẻ ăn cân bằng 4 nhóm chất cơ bản là bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn của trẻ. Nếu thiếu hay thừa 1 trong 4 nhóm dưỡng chất gây nên tình trạng kém hấp thu ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. 

2.5. Bé mắc loạn khuẩn ruột

Bình thường, vi khuẩn giúp lên men những thức ăn chưa được tiêu hóa ở đoạn trên ống tiêu hóa. Trong quá trình này, chúng sản sinh ra các acid béo chuỗi ngắn giúp nhu động ruột được kích thích, trẻ sẽ ít bị táo bón hoặc tiêu chảy. Khi hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn, quá trình tiêu hóa thức ăn giảm, khiến trẻ không hấp thu tốt dinh dưỡng cần thiết. Từ đó, trẻ chậm tăng cân.

2.6. Trẻ nhiễm ký sinh trùng

Thói quen ăn uống không khoa học dẫn đến tình trạng trẻ nhiễm ký sinh trùng. Chúng trú ngụ trong cơ thể và lấy đi những chất dinh dưỡng có trong thức ăn khiến trẻ hấp thu kém, chậm tăng cân. 

Trẻ có thể nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh
Trẻ có thể nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh

3. Trẻ kém hấp thu chậm tăng cân phải làm sao?

Dựa theo nguyên nhân trẻ kém hấp thu chậm tăng cân, mẹ có thể áp dụng một trong những cách dưới đây để khắc phục tình trạng này của trẻ: 

3.1. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì để bé nạp quá nhiều thức ăn trong một bữa. Bởi khi đó nhu động ruột và khả năng hấp thu của trẻ tốt hơn. Nhờ vậy, trẻ ăn được nhiều loại thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. 

Mẹ cần chú ý cho trẻ ăn đủ bữa và khoảng cách giữa các bữa là hợp lý, tránh tình trạng cho trẻ ăn liên tục. Điều này không những khiến trẻ chán ăn, lười ăn mà còn ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, thậm chí vô tình tạo áp lực, tâm lý sợ mỗi khi ăn. 

3.2. Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Bố mẹ nên đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ như: tinh bột, chất đạm, chất béo… giúp trẻ cân bằng các dưỡng chất.

Tinh bột:

Tinh bột là nguồn năng lượng quan trọng cho các hoạt động thể chất, giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu. Một số thực phẩm giàu tinh bột bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng như gạo, bột mì, khoai sắn, bánh mì…

Chất béo:

Thành phần này giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E, K. Bên cạnh đó, giúp cung cấp acid béo no cần cho quá trình chuyển hóa và hấp thu các dưỡng chất. Thực phẩm giàu chất béo như: các loại hạt, cá béo, bơ…

Chất đạm:

Chất đạm giúp cung cấp các acid amin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ hấp thu dễ dàng hơn. Đây là thành phần cần thiết cho quá trình xây dựng, duy trì và tái tạo các tế bào trong cơ thể. Chất đạm là thành phần của kháng thể, giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại. Một số thực phẩm giàu chất đạm như: lòng đỏ trứng, sữa, các loại đậu, tôm, cua…

Chất xơ hòa tan:

Thành phần này giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu các dưỡng chất tốt hơn. Một số thực phẩm giàu chất xơ như chuối, táo, rau lá xanh, cam, quýt…

Vitamin:

Vitamin ảnh hưởng tích cực đến khả năng hấp thu của trẻ. Bên cạnh đó, chúng giúp nâng cao hệ miễn dịch bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại. Một số thực phẩm giàu vitamin như súp lơ, cá, thịt, sữa…

Vitamin:

Vitamin có tác động tích cực đến khả năng hấp thu của bé. Đồng thời, nâng cao miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tối ưu. Thực phẩm giàu vitamin bao gồm súp lơ xanh, thịt, gia cầm, cá, sữa…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ tăng cân
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ tăng cân

3.3. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh giúp bổ sung các lợi khuẩn đường ruột. Lợi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong hoạt hóa, kích thích sự phát triển niêm mạc ruột, chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn và dị ứng. Nếu thiếu các vi khuẩn có ích thì hệ vi sinh vật đường ruột sẽ mất cân bằng, hoạt động không hoàn chỉnh từ đó dẫn tới giảm chức năng tiêu hóa, miễn dịch.

Do vậy, bổ sung men vi sinh bằng đường uống là một giải pháp hỗ trợ tốt và cần thiết đối với bé hấp thu kém chậm tăng cân.

3.4. Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

Đây là biện pháp được nhiều phụ huynh áp dụng để giúp trẻ cải thiện tình trạng trẻ kém hấp thu chậm tăng cân. Điều này giúp cải thiện nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu cho trẻ. Nhờ vậy các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn. Mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia một số môn phù hợp với thể lực của trẻ như: đá bóng, nhảy dây, đạp xe…

Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao phù hợp
Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao phù hợp

3.5. Tẩy giun định kỳ cho trẻ

Đối với trẻ trên 2 tuổi, mẹ nên thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng / lần cho trẻ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tránh nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng khiến trẻ hấp thu kém.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng cách, rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh…

3.6. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng

Bên cạnh những biện pháp trên, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm các sản phẩm giúp bổ sung các vi chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.

Novita Drops là sản phẩm hàng đầu được các chuyên gia nhi khoa tin tưởng và sử dụng cho trẻ kém hấp thu chậm tăng cân. Bởi Novita Drops sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Giúp bổ sung các vitamin thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của trẻ như vitamin A, vitamin D, vitamin C và vitamin nhóm B. 
  • Giúp tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng, giúp trẻ ăn ngon hơn.
  • Novita Drops được bào chế với công thức phù hợp với nhu cầu vitamin của trẻ hàng ngày.
Novita Drops là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng
Novita Drops là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng

Trên đây là 6 nguyên nhân khiến bé hấp thu kém chậm tăng cân và các biện pháp giúp cải thiện tình trạng này. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. 

Bài viết cùng chủ đề

1, Vì sao bé chậm tăng cân? Nguyên nhân bé chậm tăng cân theo độ tuổi

2, Top 7 giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

3, Tại sao bé bú mẹ nhưng vẫn chậm tăng cân?

4, Trẻ sinh non chậm tăng cân và 8 biện pháp khắc phục hiệu quả.

5, 6 nguyên nhân khiến trẻ hấp thu kém chậm tăng cân.

6, 3 giải pháp hiệu quả dành riêng cho bé táo bón chậm tăng cân.

7, Trẻ dùng kháng sinh chậm tăng cân – 3 nguyên nhân mẹ cần đặc biệt chú ý

8, Bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân – nguyên nhân tại sao?

9, Bé hay nôn trớ chậm tăng cân bố mẹ phải làm sao?

Tài liệu tham khảo:

https://www.rch.org.au/childgrowth/about_child_growth/Growth_charts/
Australian Paediatric Endocrine Group – Growth and Growth Charts
Guidelines for healthy growth and development for children and young people

Xếp hạng post

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời