Trẻ biếng ăn không tăng cân là điều dễ hiểu. Tuy nhiên dù bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân lại là nỗi lo lắng và băn khoăn của rất nhiều phụ huynh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Mẹ cần làm gì để khắc phục?

1. Nguyên nhân khiến bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân. Mẹ có thể tham khảo các nguyên nhân dưới đây:

1.1. Trẻ ăn ngon nhưng không đáp ứng nhu cầu về chất

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể về dinh dưỡng, trẻ cần nạp vào cơ thể từ 15-20 loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn bố mẹ đều cho trẻ ăn theo sở thích. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy ngon miệng nhưng chưa đáp ứng được tính đa dạng giúp trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.

Một số trường hợp trẻ ăn nhiều, ăn ngon nhưng không đảm bảo về chất cũng sẽ không tăng cân. Đặc biệt, trong các bữa ăn thường thiếu dầu mỡ dẫn đến tình trạng năng lượng bị thiếu hụt. Thành phần chất béo còn giúp cơ thể hấp thu một số các vitamin A, D, E, K hòa tan. Khi thiếu chất béo sẽ kéo theo thiếu hụt các vitamin này. Vì vậy, trẻ chậm tăng cân cần bổ sung thêm vitamin nếu lượng chất béo được trẻ tiêu thụ ít.

bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân cần ăn đa dạng nhóm thực phẩm
Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất khác nhau

1.2. Trẻ ăn ngon nhưng dư thừa về chất

Một số trẻ chỉ ăn loại thức ăn yêu thích, dẫn đến ăn quá nhiều 1 loại thức ăn. Khi đó, trẻ có thể dẫn đến vượt khả năng tiêu hóa của trẻ.

Với trẻ bắt đầu chế độ ăn dặm ( khoảng 6 tháng tuổi ) nếu ăn vượt mức về lượng ( 100ml ) và số lượng bữa ăn ( 2 cữ ), hệ tiêu hóa của trẻ không tiết đủ men để tiêu hóa hết thức ăn. Điều này dẫn đến cơ thể không hấp thu được hết các chất dinh dưỡng. Trẻ đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và sụt cân.

1.3. Bé ăn ngon nhưng không phù hợp

Đa phần trẻ thường có hứng thú với thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào… Do đó, cha mẹ thường cho trẻ ăn nhiều những đồ ăn này. Tuy nhiên, điều này khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, dễ có nguy cơ rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu, gây chậm tăng cân.

1.4. Trẻ ăn quá nhiều chất đạm

Bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào dư thừa trong cơ thể đều có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nhiều mẹ có suy nghĩ rằng cho trẻ ăn nhiều thực phẩm bổ, nhiều đạm sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Nhưng thực tế nếu ăn quá nhiều khiến bé cảm thấy khó tiêu, giảm bú, giảm ăn. Từ đó dẫn đến chậm tăng cân.

Bên cạnh đó, nếu bổ sung quá nhiều chất đạm gây nên tình trạng táo bón, tăng gánh nặng cho thận. Do vậy, cha mẹ cần hiểu đúng và đủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng theo từng độ tuổi phát triển của trẻ. 

bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân không nên ăn quá nhiều đạm thịt
Nạp quá nhiều chất đạm có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ

1.5. Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột

Nếu hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến các chất dinh dưỡng có trong thức ăn không được chuyển thành dạng dễ hấp thu. Đây là nguyên nhân khiến trẻ ăn ngon nhưng lại chậm tăng cân. 

1.6. Trẻ nhiễm giun sán

Ký sinh trùng trú ngụ trong đường ruột sẽ “ăn” những chất dinh dưỡng có trong thức ăn nên trẻ còi cọc, ăn mãi nhưng không chịu lớn… Do vậy, đối với những trẻ trên 2 tuổi, bố mẹ nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần. 

1.7. Do chế biến món ăn sai cách

Chế biến món ăn sai cách cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn ngon nhưng chậm tăng cân. Đây là nguyên nhân mà nhiều phụ huynh không ngờ tới:

  • Thói quen bảo quản, dự trữ thức ăn trong tủ lạnh trong thời gian dài, khiến cho các chất dinh dưỡng có trong thức ăn giảm dần.
  • Thói quen đun đi đun lại thức ăn cũng khiến cho hàm lượng các chất dinh dưỡng giảm. Nếu dùng thức ăn này, trẻ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm tăng cân.
  • Trẻ ăn thức ăn được xay nhuyễn trong thời gian dài: Khi ăn loại thức ăn này, trẻ chỉ cần nuốt mà không cần nhai. Điều này theo thời gian sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Khiến trẻ khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Do vậy, sau 1-2 tháng làm quen với thức ăn xay nhuyễn, mẹ cần cho trẻ tập cho trẻ thói quen ăn thô.
  • Cho trẻ ăn cơm khi chưa mọc đủ răng: Với trẻ dưới 1 năm, nếu ăn cơm quá sớm khiến thức ăn khó tiêu hóa, trẻ kém hấp thu khiến trẻ chậm tăng cân. Do đó, ở giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ ăn một số loại thức ăn mềm như cháo, bột đặc, bún, phở… Vừa giúp bé làm quen dần với phản xạ nhai vừa dễ tiêu hóa giúp bé hấp thu tốt hơn.
Chế biến sai cách khiến lượng dinh dưỡng trong thức ăn suy giảm khiến bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân
Chế biến món ăn không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân

2. Giải pháp giúp bé ăn ngon lên cân đều khiến mẹ bớt lo

Sau khi đã xác định chính xác nguyên nhân khiến bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân. Bố mẹ cần có các biện pháp để khắc phục tình trạng này. Sau đây là một số giải pháp giúp bé ăn ngon, lên cân đều khiến cha mẹ bớt lo:

2.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cách

Chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ tăng cân hiệu quả. Thực đơn của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

  • Tinh bột: nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động diễn ra trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu tinh bột là cơm, phở, bún, ngô, sắn, khoai…
  • Chất đạm (protein) có vai trò giúp nâng cao hệ miễn dịch, phát triển cơ thể phát triển khỏe mạnh. Mẹ cần cân bằng giữa 2 nhóm chất đạm thực vật (đỗ, đậu, nấm…) và đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa…).
  • Chất béo: bao gồm dầu thực vật và mỡ động vật. Nhóm chất này giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu A, D, E, K. Mẹ cần chú ý hạn chế dùng mỡ động vật cho trẻ vì chứa nhiều chất béo bão hòa nên cơ thể khó hấp thụ. 
  • Vitamin và khoáng chất: Tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ trong khẩu phần ăn nhưng đây là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình. Mẹ có thể bổ sung thành phần này thông qua các loại rau, củ giúp nâng cao hệ miễn dịch, cung cấp các chất dinh dưỡng bảo vệ cơ thể. 
bữa ăn của trẻ cần cân bằng đủ các nhóm chất
Bữa ăn của trẻ cần cân bằng 4 nhóm dưỡng chất

2.2. Chế biến đúng cách thức ăn cho trẻ

Sau khi xây dựng được thực đơn cân bằng về các chất dinh dưỡng, mẹ cần thay đổi cách chế biến để không làm mất đi chất dinh dưỡng trong đó. 

Đầu tiên cha mẹ cần lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, sạch. Bởi nếu sử dụng nguồn thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh hay bị nhiễm khuẩn khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, tiêu chảy. 

Sau đó, mẹ cần chú ý giữ gìn sạch sẽ vệ sinh thân thể và tập cho trẻ thói quen tốt như rửa tay trước khi ăn…

Cuối cùng là sơ chế nguyên liệu và chế biến đúng cách để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng có trong từng loại thực phẩm nhé.

2.3. Cho trẻ ăn nhiều chất xơ

Thiếu chất xơ cũng là một trong số nguyên nhân khiến trẻ ăn ngon nhưng không tăng cân. Chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón, đầy hơi. Do vậy, bổ sung chất xơ giúp trẻ hấp thu tốt được các chất dinh dưỡng khác đồng thời giúp trẻ tăng cân. Mẹ có thể thêm các loại trái cây, nước ép, rau củ trong thực đơn của trẻ. 

Rau củ, trái cây giúp bổ sung chất xơ hiệu quả
Rau củ, trái cây giúp bổ sung chất xơ hiệu quả

2.4. Hạn chế những thực phẩm khô, cứng khó tiêu

Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên bố mẹ cần lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, dễ hấp thu cho trẻ. Cần tránh thực phẩm khô, cứng và khó tiêu. Trước khi tập cho trẻ thử các món ăn mới, mẹ nên bắt đầu với một lượng nhỏ để bé dần thích nghi. Nếu có biểu hiện khác bất thường thì cần dừng cho trẻ ăn để xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ. 

2.5. Tẩy giun định kỳ

Khi trẻ trên 2 tuổi, mẹ nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần. Bên cạnh đó, để hiểu rõ hơn về tình trạng của con, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn phù hợp với trẻ. 

Bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, bố mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để giúp con cải thiện vấn đề cân nặng. Nếu mẹ đã thử nhiều cách nhưng cân nặng của trẻ không cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn. 

Bài viết cùng chủ đề

1, Vì sao bé chậm tăng cân? Nguyên nhân bé chậm tăng cân theo độ tuổi

2, Top 7 giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

3, Tại sao bé bú mẹ nhưng vẫn chậm tăng cân?

4, Trẻ sinh non chậm tăng cân và 8 biện pháp khắc phục hiệu quả.

5, 6 nguyên nhân khiến trẻ hấp thu kém chậm tăng cân.

6, 3 giải pháp hiệu quả dành riêng cho bé táo bón chậm tăng cân.

7, Trẻ dùng kháng sinh chậm tăng cân – 3 nguyên nhân mẹ cần đặc biệt chú ý

8, Bé ăn ngon nhưng chậm tăng cân – nguyên nhân tại sao?

9, Bé hay nôn trớ chậm tăng cân bố mẹ phải làm sao?

Tài liệu tham khảo:

https://www.rch.org.au/childgrowth/about_child_growth/Growth_charts/
Australian Paediatric Endocrine Group – Growth and Growth Charts
Guidelines for healthy growth and development for children and young people

Xếp hạng post

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời