Thiếu máu ở trẻ em có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ tùy theo mức độ thiếu máu. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu về phân độ thiếu máu ở trẻ em để biết cách phòng tránh và giảm thiểu ảnh hưởng của thiếu máu đối với trẻ nhé!

1. Chẩn đoán thiếu máu ở trẻ em

1.1. Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ 

Một số dấu hiệu thiếu máu thường gặp ở trẻ:

  • Da xanh xao
  • Trẻ kém linh hoạt, ít vận động
  • Trẻ chán ăn, chậm tăng cân, chậm phát triển thể chất
  • Hay ốm vặt: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,…
  • Một số triệu chứng khác: tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, hay quên, chậm ghi nhớ,…

1.2. Xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu ở trẻ em

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), thiếu máu được định nghĩa là sự giảm chỉ số hemoglobin (HGB) thấp hơn so với người cùng giới, cùng độ tuổi và có cùng điều kiện sống. Một trẻ được coi là thiếu máu khi nồng độ hemoglobin ở mức sau:

Độ tuổiHg bình thường (g/dL)Thiếu máu ( Hb< giới hạn)
Trẻ sơ sinh ( đủ tháng)13,5 – 18,513,5 (Hct 34%)
Trẻ từ 2-6 tháng9,5 – 13,59,5 (Hct 28%)
Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi10,5 – 13,510,5 (Hct 33%)
Trẻ từ 2-6 tuổi11,0 – 14,411,0 (Hct 33%)
Trẻ từ 6-12 tuổi11,5 – 15,511,5 (Hct 34%)
Chẩn đoán thiếu máu theo độ tuổi – WHO

Ngoài định lượng hemoglobin, trẻ thiếu máu còn được quan tâm các chỉ số khác bao gồm:

  • Các xét nghiệm tìm nguyên nhân
  • Ferritin giảm trong thiếu sắt
  • Acid folic hoặc Vitamin B12 giảm
  • Tủy giảm sinh trong bệnh Suy tủy

2. Phân độ thiếu máu ở trẻ em

Có nhiều cách phân độ thiếu máu ở trẻ em, hiện đang sử dụng 2 cách phân loại chính dưới đây:

2.2. Phân độ thiếu máu theo mức độ 

Đây là cách phân loại thiếu máu phổ biến nhất trên thế giới. Dựa vào hàm lượng thành phần chính của hồng cầu – hemoglobin – mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO phân loại thiếu máu của trẻ theo 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng.

Dựa vào cách phân độ này, các bác sĩ điều trị sẽ đưa ra quyết định có chỉ định truyền máu cho trẻ hay không.

Tùy theo nhóm tuổi của trẻ sẽ có các mức phân độ thiếu máu khác nhau:

Phân độ thiếu máu ở trẻ em theo chỉ số HGB
Phân độ thiếu máu ở trẻ em theo chỉ số HGB

Theo tổ chức WHO phân độ thiếu máu theo chỉ số HGB, thiếu máu được chia thành 3 mức độ: nhẹ – vừa – nặng. Và tùy theo mỗi nhóm tuổi sẽ có các mức hemoglobin khác nhau. Cụ thể như sau:

Nhóm trẻ từ 6 tháng – 59 tháng tuổi:

  • Thiếu máu nhẹ: chỉ số hemoglobin từ 100 – 109 g/l;
  • Thiếu máu vừa: chỉ số hemoglobin từ 70 – 99 g/l;
  • Thiếu máu nặng: chỉ số hemoglobin dưới 70 g/l.

Nhóm trẻ từ 5 – 11 tuổi: 

  • Thiếu máu nhẹ: chỉ số hemoglobin từ 110 – 114 g/l;
  • Thiếu máu vừa: chỉ số hemoglobin từ 80 – 109 g/l;
  • Thiếu máu nặng: chỉ số hemoglobin dưới 80 g/l.

Nhóm trẻ từ 12 – 14 tuổi:

  • Thiếu máu nhẹ: chỉ số hemoglobin từ 110 – 119 g/l;
  • Thiếu máu vừa: chỉ số hemoglobin từ 80 – 109 g/l;
  • Thiếu máu nặng: chỉ số hemoglobin dưới 80 g/l.

2.3.  Phân độ thiếu máu theo diễn biến

Đây là cách phân độ giúp bác sĩ tiếp cận nguyên nhân và đưa ra thái độ xử trí với trường hợp cụ thể:

  • Thiếu máu cấp tính:

Thiếu máu cấp tính là tình trạng thiếu máu xảy ra đột ngột. Trong thời gian ngắn, gây biểu hiện triệu chứng của thiếu máu sớm, rõ ràng. Các nguyên nhân gây thiếu máu cấp tính như cơn tan máu cấp, chấn thương gây chảy máu nặng,…

  • Thiếu máu mạn tính:

Thiếu máu mạn tính là tình trạng thiếu máu xảy ra từ từ tăng dần, các dấu hiệu thiếu máu biểu hiện nặng dần. Các nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu mạn tính như thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu ác tính, thiếu máu do giun móc,…

3.  Thiếu máu có nguy hiểm không?

3.1. Đe dọa tính mạng

Nhiều trường hợp trẻ bị thiếu máu mạn tính, mức độ nặng hoặc trường hợp thiếu máu cấp tính sẽ có nguy cơ đe dọa tính mạng. Lý do là vì sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng hồng cầu thực hiện chức năng. Khi cơ thể thiếu máu nặng, các cơ quan không đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng để thực hiện chức năng, gây rối loạn sự cân bằng trong cơ thể.

3.2. Ảnh hưởng sự phát triển trí tuệ của trẻ

Khi cơ thể thiếu máu, não bộ và các tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng đủ, gây suy giảm chức năng hệ thần kinh. Trẻ thường biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ. Trẻ ở độ tuổi đi học thường uể oải, kém tập trung, hay quên, chậm ghi nhớ, dần dần học tập giảm sút,…

3.3. Ảnh hưởng sự phát triển thể chất của trẻ

Thiếu máu gây tình trạng giảm nguyên liệu để phát triển các hệ cơ quan. Trẻ chậm tăng cân, chậm lớn, chậm phát triển chiều cao. Trẻ thường biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, các khối cơ mềm nhão, yếu ớt.

3.4. Ảnh hưởng hệ miễn dịch của trẻ

Trẻ bị thiếu máu gây giảm thành phần nguyên liệu để sản sinh tế bào bạch cầu và tế bào lympho T của hệ miễn dịch, làm cho hàng rào bảo vệ cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh bên ngoài tấn công cơ thể. Trẻ hay bị ốm.

3. Cách giảm mức độ nguy hiểm khi trẻ thiếu máu.

Từ thời kỳ trước sinh

  • Các mẹ bầu cần được bổ sung viên sắt, acid folic và canxi đầy đủ từ lúc mang thai. 
  • Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng để đủ nguyên liệu tạo máu, giảm nguy cơ thiếu máu cho cả mẹ và thai nhi.
  • Khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường trong quá trình mang thai, điều trị cũng như có các biện pháp dự phòng sớm các nguy cơ gây thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Ngay sau sinh

  • Khuyến khích các bố mẹ làm sàng lọc sơ sinh để phát hiện sớm các bệnh lý di truyền về máu như thiếu G6PD, Thalassemia, đặc biệt ở những gia đình đã có con trước đó mắc bệnh về máu.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu. Ngoài việc cung cấp sắt và chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp lượng kháng thể giúp trẻ có khả năng phòng một số bệnh trong năm đầu đời.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Thời kỳ ăn dặm

Cho bé ăn dặm cần đầy đủ dưỡng chất:

  • Thực phẩm giàu chất sắt giúp cung cấp nguyên liệu sản xuất tế bào hồng cầu. Các thực phẩm bao gồm thịt nạc đỏ, gan, cá, các loại đậu và rau lá xanh đậm.
  • Thực phẩm giàu vitamin B12 và acid folic cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ như trứng, các sản phẩm từ sữa, rau bó xôi và chuối.
  • Nếu trẻ kén ăn hoặc cơ thể khó hấp thụ, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc bổ sung sắt (internal link). Việc bổ sung sắt nên uống trong hoặc sau bữa ăn, kèm với thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thụ sắt tốt nhất. Không uống viên sắt chung canxi vì chúng ngăn cản sự hấp thu của sắt. Mẹ nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ dùng thuốc.

Cuối cùng, ngay khi bố mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu bị thiếu máu, nên cho bé đi khám sức khỏe để theo dõi và điều trị bệnh kịp thời.

Thiếu máu ở trẻ em gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tùy theo phân độ thiếu máu ở trẻ em mà có các biện pháp điều trị khác nhau. Bố mẹ cần quan tâm và biết cách nhận biết sớm tình trạng thiếu máu của trẻ để đưa trẻ đến khám và điều trị thiếu máu.

Bài viết cùng chủ đề

1, Thiếu máu ở trẻ em: 7 điều cha mẹ cần biết!

2, Thiếu máu ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả

3, Chẩn đoán và phân độ thiếu máu ở trẻ em

4, 3 cách phân loại thiếu máu ở trẻ em

5, Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tài liệu tham khảo: Classification and diagnosis of anemia in children and neonates –
Lanzkowsky’s Manual of Pediatric Hematology and Oncology (Seventh Edition) 2022, Pages 37-59

Xếp hạng post

Trả lời