“ Ăn trong nước mắt” là một trong những biểu hiện biếng ăn tâm lý ở trẻ, khiến mẹ vừa lo lắng lại bực tức. Biếng ăn tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến biếng ăn tâm lý ở trẻ?  Biếng ăn tâm lý ở trẻ có phải đến từ người cho ăn không? Biện pháp khắc phục là gì? Mẹ hãy cùng Drops Family tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây:

Cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ
Cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ

Thế nào là biếng ăn tâm lý ở trẻ?

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một dạng rối loạn ăn uống. Trẻ mắc biếng ăn tâm lý thường tự giới hạn lượng thức ăn của mình. Giai đoạn đầu, trẻ chỉ ăn ít hơn bình thường, dần dần hình thành thói quen và mất kiểm soát nên cứ ăn ít dần đi.  Lâu dần, trẻ mắc biếng ăn tâm lý sẽ thiếu hụt chất dinh dưỡng và gặp phải những vấn đề về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. 

Dấu hiệu trẻ biếng biếng ăn tâm lý 

Cũng như các loại biếng ăn khác, biếng ăn tâm lý ở trẻ cũng có một số dấu hiệu đặc trưng. Vì vậy, cha mẹ có thể nhận biết trẻ biếng ăn tâm lý qua các dấu hiệu sau:

– Trẻ bỗng dưng ăn ít hơn, hoặc chỉ ăn đơn điệu một số món trẻ thích. 

– Trẻ từ chối ăn bằng cách che miệng, ngậm miệng khi thấy thức ăn. 

– Trẻ quay mặt đi chỗ khác khi mẹ cho ăn. Thậm chí trẻ còn khóc lóc, hất đổ đồ ăn để không cần phải ăn.

– Trẻ dọa nôn ói khi nhìn thấy thức ăn hoặc ngửi mùi đồ ăn.

Nếu trẻ không có các dấu hiệu trên, thì có thể trẻ đang mắc phải một dạng biếng ăn khác. Cha mẹ có thể xác định loại biếng ăn của trẻ thông qua bài viết: Biếng ăn ở trẻ: hiểu tường tận – Trị đúng cách

Nếu trẻ đang có các dấu hiệu trên thì mời mẹ đọc tiếp nguyên nhân biếng ăn tâm lý ở trẻ:

Nguyên nhân biếng ăn tâm lý ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây biếng ăn tâm lý ở trẻ, nhưng phần lớn là do cha mẹ chưa thực sự hiểu con. Cụ thể như sau:  

nguyên nhân trẻ biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý ở trẻ có phải đến từ người cho ăn không?

Bị ép buộc

Do sợ trẻ không đủ chất, cha mẹ thường có tâm lý ép buộc trẻ ăn, khiến không khí bữa ăn trở nên căng thẳng. Theo các chuyên gia, khi bị ép ăn, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị “áp lực”. Lâu ngày, do bị “ám ảnh” về việc ăn uống, trẻ sẽ sợ hãi, khó chịu và cảm thấy “sợ” thức ăn nhiều hơn.

Bị quát mắng

Việc sử dụng các biện pháp cực đoan như la mắng, quát nạt trẻ trong bữa ăn là nguyên nhân khởi phát biếng ăn tâm lý ở trẻ. Hành động này khiến trẻ sinh ra nỗi sợ và chán ghét, ám ảnh về bữa ăn. Đó là lý do tại sao con thường hay khóc lóc và giãy giụa mỗi khi đến bữa.    

Trẻ được nuông chiều quá mức

“Để con làm việc con thích” nhưng việc đó “phải đúng” và “nằm trong khuôn khổ”. Việc nuông chiều quá mức hoặc quan tâm thái quá đến chuyện ăn uống của trẻ cũng là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn, không chịu tiếp nhận những món mới.  

Trẻ không tập trung khi ăn

Tivi, điện thoại, máy tính bảng,… chính là những “thủ phạm” gây phân tán sự chú ý của trẻ, khiến trẻ lười ăn. Do đó, cha mẹ không nên cho trẻ xem những thiết bị điện tử này trong bữa ăn. Thay vào đó, hãy cho trẻ ăn cùng gia đình hoặc bạn bè để trẻ không cảm thấy nhàm chán. 

Trẻ thấy cô đơn

Trẻ nhỏ luôn cảm thấy tò mò bởi âm thanh và tiếng động bên ngoài. Vì vậy, nếu mẹ duy trì chế độ ăn “1 mẹ 1 con” bé sẽ cảm thấy nhàm chán, sinh ra lười ăn

Mách mẹ 6 cách siêu dễ giúp khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ

Cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ

Cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ

Cho trẻ ăn theo nhu cầu

Cho trẻ ăn theo nhu cầu là một phương pháp giúp trẻ khắc phục biếng ăn tâm lý một cách dễ dàng và hiệu quả. Theo phương pháp này, cha mẹ không nên ép buộc trẻ ăn một số lượng thức ăn nhất định. Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn tùy ý. Trẻ có thể ngừng ăn nếu đã cảm thấy no. Cách tiếp cận này không chỉ giúp trẻ cảm thấy tự do trong việc chọn lựa thức ăn, mà còn giúp bé học được cách kiểm soát cơ thể và học được cảm giác no.

Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn theo nhu cầu cũng đòi hỏi sự quan tâm và theo dõi của cha mẹ. Điều này nhằm đảm bảo rằng trẻ vẫn được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu trẻ chỉ muốn ăn một số loại thực phẩm nhất định, hãy tìm cách chế biến chúng cùng các loại thực phẩm khác. Như vậy, bữa ăn của trẻ sẽ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tập cho trẻ ăn những thức ăn mới 

Trẻ em thường rất thích thú khi được tiếp cận với những điều mới lạ. Vì vậy, để khắc phục chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ, cha mẹ có thể tập cho trẻ ăn thức ăn mới. Cha mẹ có thể chế biến những món ăn hấp dẫn, có màu sắc đẹp mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Hoặc dùng món ăn mà trẻ thích để chế biến cùng các loại thức phẩm khác . 

Thay đổi địa điểm  ăn uống

Thay vì ăn trong không gian quen thuộc, cha mẹ có thể cho trẻ ăn trong một không gian mới. Có thể thay đổi từ phòng ăn ra ngoài trời hoặc đi ăn tối ngoài nhà hàng. Những thay đổi nhỏ này có thể giúp bé cảm thấy thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Tạo bầu không khí vui vẻ trong bữa ăn

Tạo bầu không khí vui vẻ trong bữa ăn sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái và muốn ăn nhiều hơn. Để tạo bầu không khí vui vẻ trong bữa ăn cho trẻ biếng ăn tâm lý, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau:

–  Trang trí bàn ăn: Cha mẹ có thể trang trí bàn ăn bằng những đồ dùng nhỏ nhắn, dễ thương như giấy ăn, thắp nến, cắm hoa ,.. Hay cắt hoa quả thành hình động vật để thu hút sự chú ý của trẻ.

Mở nhạc: Cha mẹ có thể phát nhạc trong lúc ăn để  tạo bầu không khí vui vẻ cho trẻ.

– Ăn cùng với trẻ: giúp cha mẹ lại gần con hơn, trẻ sẽ có cảm giác gần gũi hơn với cha mẹ.

trang trí món ăn đẹp mắt giúp khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ
Trang trí món ăn đẹp mắt cũng giúp khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ

Tạo sự đa dạng trong thực đơn

Thực đơn tẻ nhạt, lặp đi lặp lại có thể gây ra cảm giác chán ngán cho bé. Vì vậy, hãy cho con được thử những món mới, đa dạng hơn để bé không cảm thấy nhàm chán. Để tạo sự đa dạng trong thực đơn, cha mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Kết hợp các loại thực phẩm khác nhau. Bao gồm cả rau củ, trái cây, thịt, cá, đậu và các sản phẩm từ sữa.
  • Thay đổi cách chế biến thức ăn sẽ giúp tăng tính hấp dẫn của thực đơn. Ví dụ: Nếu trẻ thường ăn cơm trắng kèm với thịt bằm, cha mẹ có thể thay đổi bằng cách làm cơm cuộn hay cháo hầm thịt.
  • Chuẩn bị thực đơn được trang trí đẹp mắt và có màu sắc đa dạng sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú và muốn ăn hơn.
  • Tìm hiểu cách kết hợp các loại thực phẩm để tạo ra những món ăn ngon và bổ dưỡng cho trẻ.
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn hàng ngày sẽ giúp trẻ không bị nhàm chán và tăng cảm giác hứng thú khi ăn.
  • Đưa vào thực đơn của trẻ những món mới và yêu cầu trẻ thử ít nhất 1-2 miếng. Nếu trẻ thấy ngon, hãy tiếp tục khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn.

Hãy bình tĩnh, kiên trì 

Trong hành trình chữa trị biếng ăn tâm lý cho con, đôi lúc cha mẹ sẽ gặp phải nhiều khó khăn và áp lực. Tuy nhiên, cha mẹ hãy giữ bình tĩnh và kiên nhẫn một chút. Bởi vì biếng ăn tâm lý không thể chỉ khắc phục trong một hai ngày. Điều cha mẹ cần làm lúc này là tạo ra một môi trường ăn uống tích cực trong gia đình. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ trong bữa ăn. Hơn nữa, việc bình tĩnh và kiên nhẫn giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng của trẻ. Từ đó, có thể áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp và giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn một cách hiệu quả.

Như vậy, để chữa trị biếng ăn tâm lý cho trẻ, cần đặc biệt chú ý đến việc tạo một môi trường ăn uống tích cực và giảm căng thẳng cho con. Đồng thời, đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hãy luôn giữ bình tĩnh và kiên nhẫn trong quá trình điều trị. Từ đó, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn khi ăn uống.

Hãy bắt đầu áp dụng ngay để giúp con cải thiện sức khỏe và phát triển tốt hơn mỗi ngày.

Bài viết cùng chủ đề

1, Biếng ăn ở trẻ: Hiểu tường tận – Trị đúng cách – Mẹ đã biết chưa?

2, Biếng ăn tâm lý ở trẻ có phải đến từ người cho ăn không?

3, Điểm danh 5 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ mẹ nhất định phải biết.

4, Biếng ăn ở trẻ sơ sinh: 9 giải pháp khắc phục chuẩn khoa học.

5, Top 12 cách trị biếng ăn ở trẻ 1 tuổi mẹ nên áp dụng mỗi ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời