Biếng ăn ở trẻ làm mẹ lo lắng mãi không thôi. Mẹ đã áp dụng mọi cách từ chế biến món ăn thu hút đến bổ sung kích thích ăn ngon. Thậm chí, bất lực mẹ phải ép con ăn, mặc cho con giãy giụa, la hét… mà vẫn không cải thiện. Vậy lý do là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu tường tận để trị đúng cách, giúp trẻ hết biếng ăn nhanh chóng. 

biếng ăn ở trẻ
Biếng ăn ở trẻ: Hiểu tường tận – Trị đúng cách

1. Biếng ăn ở trẻ em là gì? Khi nào trẻ được coi là biếng ăn

Trước hết, mẹ cần xác định trẻ có biếng ăn hay không và tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn để có biện pháp khắc phục đúng đắn và hiệu quả. 

1.1. Biếng ăn ở trẻ em là gì

Biếng ăn ở trẻ em là tình trạng trẻ không muốn ăn do giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn, được biểu hiện bằng việc từ chối ăn dẫn đến giảm khẩu phần ăn hoặc chỉ ăn được một số loại thực phẩm nhất định.

1.2. Khi nào trẻ được coi là biếng ăn

Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em” – 2020 – Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ có ít nhất 2/3 tiêu chí sau đây với tần suất 3-4 lần/tuần, kéo dài >30 ngày được chẩn đoán là biếng ăn.

Tiêu chí 1: Tiêu chuẩn định tính

Trẻ có hành vi biểu hiện sự từ chối, không hợp tác khi được cho ăn

Tiêu chí 2: Tiêu chuẩn định lượng

Giảm về số lượng thức ăn tiêu thụ được trong các bữa ăn

Tiêu chí 3:  Thời gian

Thời gian mỗi bữa ăn kéo dài > 30 phút

2.  Nguyên nhân biếng ăn ở trẻ

Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân. Mẹ cần xác định đúng nguyên nhân gây biếng ăn ở con để đưa ra các giải pháp phù hợp. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến biếng ăn ở trẻ:

2.1.  Nguyên nhân không phải bệnh lý gây biếng ăn ở trẻ em

2.1.1.  Do thức ăn

trẻ biếng ăn do thức ăn
Trẻ biếng ăn do thức ăn chưa hợp lý

Trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ khác nhau, trẻ sẽ phù hợp với những loại đồ ăn, kiểu chế biến khác nhau. Cha mẹ cần lưu ý về vấn đề này để cân bằng dinh dưỡng cho con, tránh việc con bị thiếu một số loại vi chất,làm giảm cảm giác thèm ăn ở con. Cụ thể như sau:

Biếng ăn do thức ăn chưa hợp lý:

– Thiếu chất dinh dưỡng: Không đa dạng thành phần, thiếu vitamin, sắt, kẽm.. gây ảnh hưởng chuyển hóa.

– Chế biến không hợp lý: Pha bột quá đặc hoặc cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn khi trẻ đã mọc răng đầy đủ.

– Thành phần bữa ăn mất cân đối: Ăn uống các chất ngọt trước khi ăn, chế độ ăn đơn điệu, nghèo nàn.

– Chế độ ăn không phù hợp sinh lý: Các bữa ăn trong ngày quá dày hoặc quá thưa.

2.1.2. Do tâm lý gây biếng ăn ở trẻ

Có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ mắc phải biếng ăn tâm lý:

  • Do bố mẹ chưa thực sự hiểu con. Việc la mắng, ép trẻ ăn khiến trẻ sợ hãi. Sự căng thẳng làm giảm cảm giác thèm ăn, và cảm giác ngon miệng khi con ăn. 
  • Do trẻ thay đổi môi trường và thói quen sinh hoạt hàng ngày. 

Trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý thường có các biểu hiện sau:

  • Trẻ phản đối kịch liệt bằng cách quay mặt đi chỗ khác, lấy tay che miệng hoặc ngậm chặt miệng khi mẹ mang thức ăn tới
  • Trẻ ngậm thức ăn
  • Trẻ quấy khóc, hất đổ thức ăn khi mẹ thúc ép ăn
  • Với trẻ lớn hơn, trẻ sẽ lẩn trốn vào giờ ăn, thậm chí tỏ ra đau bụng để không phải ăn
  • Thời gian các bữa ăn của bé kéo dài trên 30 phút.

Nếu trẻ không may bị mắc biếng ăn tâm lý, cha mẹ có thể tham khảo cách trị biếng ăn tâm lý ở trẻ qua bài viết dưới đây:

6 cách “siêu dễ” khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn do tâm lý
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn do tâm lý

2.2.3. Do sinh lý của trẻ

Trẻ biếng ăn sinh lý thường xuất hiện khi trẻ chuẩn bị bước vào các giai đoạn biến đổi thể chất theo chu kỳ phát triển tự nhiên.

Các giai đoạn trẻ thường mắc biếng ăn sinh lý bao gồm:

  • Giai đoạn 3 – 4 tháng: Trẻ tập lẫy, ngóc đầu, quan sát và khám phá môi trường xung quanh
  • Giai đoạn 6 tháng: Trẻ chuyển sang chế độ ăn dặm, làm quen với nhiều loại thực phẩm mới
  • Giai đoạn 9 tháng: Trẻ tập bò, tập đứng, tập đi, bắt đầu mọc răng…
  • Giai đoạn 2 – 3 tuổi: Trẻ thay đổi môi trường sinh hoạt, chế độ ăn – Bắt đầu đi nhà trẻ
các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ
Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ

2.2  Nguyên nhân bệnh lý gây biếng ăn ở trẻ

2.2.1. Do bệnh

Có đến 60-80% trẻ biếng ăn do các nguyên nhân bệnh lý. Các bệnh lý trẻ thường gặp:

  • Trẻ mọc răng: Mọc răng khiến nướu trẻ bị nứt ra, sưng đỏ. Trẻ mọc răng sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu dẫn đến bỏ ăn.
  • Bệnh tiêu hóa: Do miễn dịch đường ruột còn non yếu nên trẻ dễ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập. Kết quả là  gây ra nhiều vấn đề như: tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa, làm trẻ mất cảm giác thèm ăn.
  • Bệnh hô hấp: Ho, sổ mũi, viêm họng,.. cũng là “thủ phạm” khiến khiến trẻ mệt mỏi, sụt cân, biếng ăn.

2.2.2. Do thuốc 

Sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây biếng ăn ở trẻ. Trong đó, không thể không kể đến 2 loại thuốc sau: 

Kháng sinh:

Trẻ dùng kháng sinh lâu ngày gây chán ăn do:

  • Phản ứng chống nhiễm trùng của cơ thể sinh ra Cytokine, chất này khiến trẻ chán ăn. 
  • Kháng sinh cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón,..

Corticoid:

 Đây là nhóm thuốc kháng viêm đa tác dụng. Nếu dùng không đúng liều lượng sẽ gây rối loạn điện giải, loét dạ dày, tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thức ăn, gây chán ăn.

trẻ biếng ăn do sử dụng kháng sinh lâu ngày
Trẻ biếng ăn do sử dụng kháng sinh lâu ngày

3. Hậu quả khi trẻ biếng ăn

Biếng ăn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Bao gồm:

Biếng ăn ở trẻ gây chậm phát triển thể chất (cân nặng, chiều cao)

Trẻ biếng ăn không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Điều này khiến trẻ thiếu hụt hàng loạt các nhóm chất vốn cần thiết cho sự phát triển về cân nặng, chiều cao. Hậu quả là gây suy dinh dưỡng, làm trẻ xanh xao, ốm yếu hơn các bạn cùng lứa tuổi.

Biếng ăn ở trẻ khiến chậm phát triển trí não 

Thiếu hụt dinh dưỡng khiến não bộ mệt mỏi, chậm chạp, khó tập trung, giảm khả năng tư duy. Từ đó,  ảnh hướng đến trí thông minh của trẻ ở thời điểm hiện tại và cả tương lai sau này của trẻ.

Biếng ăn gây suy giảm miễn dịch, trẻ hay ốm vặt 

Biếng ăn gây thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin,… khiến trẻ suy giảm miễn dịch.  Trẻ suy giảm miễn dịch sẽ hay mắc các bệnh nhiễm trùng: viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột,.. 

Biếng ăn khiến trẻ mệt mỏi, giảm chỉ số cảm xúc

Thiếu hụt chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, làm trẻ thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt, khó hòa đồng với bạn bè. Lâu dần, trẻ sẽ khó hòa nhập, sống thu mình, thiếu bạn bè.. Thậm chí, việc tách rời mình ra khỏi xã hội có thể khiến trẻ trầm cảm.

Hậu quả trẻ biếng ăn lâu ngày
Hậu quả trẻ biếng ăn lâu ngày

4. Cách khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ em

Để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo những cách sau đây:

4.1. Đừng ép buộc trẻ ăn quá nhiều

Mỗi đứa trẻ có nhu cầu ăn uống khác nhau. Vì vậy, đừng so sánh sức ăn của trẻ này với trẻ khác. Hãy để trẻ ăn những thứ trẻ muốn mà không nên ép buộc quá nhiều. Việc ép buộc sẽ khiến trẻ căng thẳng và dần hình thành cảm giác sợ ăn. 

Thay vì ép buộc trẻ ăn, mẹ nên thử một số biện pháp sau giúp trẻ ăn uống đúng cách:

  • Ăn cùng với trẻ
  • Chia nhỏ bữa ăn của trẻ ra từng phần. Sau đó, để trẻ ăn từng phần một.
  • Thu hút sự chú ý của trẻ khi ăn, không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử ( điện thoại, tivi..) khi ăn
  • Đối với thực phẩm mới, hãy kiên nhẫn giới thiệu cho trẻ để trẻ dần tiếp nhận

4.2. Thực đơn trang trí đẹp mắt

Để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị một thực đơn đa dạng với đầy đủ các nhóm chất, trong đó nên chứa ít nhất một món trẻ thích. Khi bắt đầu bữa ăn, mẹ nên cho trẻ bắt đầu bữa ăn bằng món ăn trẻ thích. Sau đó, khuyến khích con ăn các món còn lại, dù chỉ một ít. Điều này sẽ giúp mẹ giới thiệu đồ ăn mới cho trẻ một cách tự nhiên.

4.3. Lên thời gian biểu cho các bữa ăn

  • Việc lập thời gian biểu cho các bữa ăn của trẻ có thể giúp hình thành phản xạ đói khi đến bữa.
  • Để đảm bảo dinh dưỡng, mẹ nên chia bữa ăn của trẻ thành 3-4 bữa chính và 1-2 bữa phụ.
  • Nên cho trẻ ăn đúng giờ đã ấn định. Ngoài các bữa ăn đã được ấn định sẽ không cho trẻ ăn.
  • Không cho trẻ uống nhiều nước hoặc ăn vặt trước mỗi bữa ăn
  • Hãy thông báo cho trẻ 10-15 phút trước mỗi bữa ăn 

4.4. Khuyến khích các bé vận động đầy đủ

Vận động giúp trẻ tiêu hao thức ăn và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn, góp phần hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa, giúp trẻ khỏe mạnh, tăng trưởng tốt. 

  • Với trẻ lớn, mẹ có thể cùng con đi bộ, đạp xe, đá bóng,..
  • Với trẻ nhỏ, mẹ có thể mát-xa bụng cho con. 

4.5. Đảm bảo bữa ăn đủ chất

Thực đơn cân đối và đủ chất là thực đơn có đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính: bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

  • Bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô,.. giúp cung cấp năng lượng, tăng cường miễn dịch.
  • Nhóm chất đạm: thịt, trứng, sữa,.. quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ về cả thể chất và tinh thần.
  • Chất béo: giúp cung cấp năng lượng cho bé, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc tế bào (đặc biệt là tế bào thần kinh, não), giúp bé hấp thu vitamin tan trong dầu (A, D, E,K). Mẹ có thể bổ sung chất béo cho trẻ từ dầu thực vật dầu oliu, cá hồi,..
  • Vitamin và khoáng chất  là những chất không thể thiếu trong chuyển hóa, trao đổi chất , giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Để bổ sung nhóm chất này, mẹ có thể thêm các loại hoa quả và rau củ vào thực đơn hàng ngày của trẻ.
Thực đơn đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất
Đảm bảo thực đơn cân bằng 4 nhóm chất

4.6. Khuyến khích trẻ vào bếp chuẩn bị

Khuyến khích trẻ tham gia nhặt rau, rửa rau, dọn bàn để kích thích trẻ ăn những món mà trẻ phụ nấu. 

5. Khi nào trẻ biếng ăn cần tư vấn bác sĩ

– Trẻ biếng ăn kéo dài: Thời gian biếng ăn> 1 tháng

– Trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng như:

  • Trẻ lừ đừ, thụ động
  • Trẻ thường xuyên nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón
  • Trẻ rụng tóc, tóc thưa
  • Trẻ hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc

– Trẻ không tăng cân trong 2-3 tháng liên tiếp.

Novita Drops – Bổ sung đầy đủ 7 loại vitamin thiết yếu trẻ thường thiếu, giúp trẻ cải thiện biếng ăn, tăng cường hấp thu dinh dưỡng.

Bổ sung Novita Drops cho trẻ biếng ăn giúp cung cấp đầy đủ các vitamin thiếu mà trẻ dễ bị thiếu hụt. Với nhiều ưu điểm vượt trội, Novita đặc biệt phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Lượng uống ít, chỉ từ 0,3ml ( 4 giọt) đã đủ liều khuyến cáo
  • Mùi vị thơm ngon, bé thích uống
  • Có xilanh nhỏ giọt giúp chia liều linh hoạt, chính xác
Novita drops - bổ sung đầy đủ các vitamin thiết yếu trẻ thường thiếu, giúp trẻ tăng cường hấp thu dinh dưỡng
Novita drops – bổ sung đầy đủ các vitamin thiết yếu trẻ thường thiếu, giúp trẻ tăng cường hấp thu dinh dưỡng

Trên đây là những chia sẻ của Dược sĩ Drops Family về biếng ăn ở trẻ. Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ có thể xác định được con có bị biếng ăn không, bị biếng ăn loại nào và có những biện pháp phù hợp để giúp con cải thiện tình trạng biếng ăn. Nếu mẹ cần tư vấn thêm, đừng ngại nhắn tin ngay cho chúng mình nhé!

Bài viết cùng chủ đề

1, Biếng ăn ở trẻ: Hiểu tường tận – Trị đúng cách – Mẹ đã biết chưa?

2, Biếng ăn tâm lý ở trẻ có phải đến từ người cho ăn không?

3, Điểm danh 5 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ mẹ nhất định phải biết.

4, Biếng ăn ở trẻ sơ sinh: 9 giải pháp khắc phục chuẩn khoa học.

5, Top 12 cách trị biếng ăn ở trẻ 1 tuổi mẹ nên áp dụng mỗi ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời