Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa. Trong bài viết này, nhãn hàng Drops Family sẽ cung cấp cho mẹ thông tin về 3 cách bổ sung kẽm phổ biến nhất hiện nay, đó là thông qua sữa mẹ, thức ăn và các chế phẩm bổ sung kẽm. Cùng tìm hiểu ngay! 

1. Bổ sung kẽm thông qua sữa mẹ

Đối với trẻ em sau sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm dồi dào, an toàn và dễ hấp thu nhất. Trong tháng đầu tiên, hàm lượng kẽm trong sữa mẹ đạt 2-3 mg/ lít và giảm dần còn 0,9 mg/ lít trong những tháng tiếp theo. Trung bình một ngày nếu trẻ bú mẹ thường xuyên và đầy đủ, trẻ sẽ được cung cấp khoảng 1,4mg kẽm. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu và duy trì đến 24 tháng.

Tuy nhiên với trẻ thiếu kẽm, việc bổ sung kẽm thông qua sữa mẹ là chưa đủ. Do đó, để đáp ứng đủ nhu cầu về kẽm cho sự phát triển toàn diện của cơ thể, mẹ cần kết hợp bổ sung kẽm cho trẻ thông qua thực phẩm và thực phẩm chức năng.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất cho trẻ.

2. Bổ sung kẽm thông qua thức ăn

Từ tháng thứ 6 trở đi, lượng kẽm trong sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nhỏ bị thiếu kẽm. Giai đoạn này trẻ đã bắt đầu ăn dặm. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đây là biện pháp bổ sung kẽm an toàn và hiệu quả cho trẻ. Gợi ý mẹ những thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của trẻ:

2.1. Thịt 

Thịt được biết đến là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời, đặc biệt là thịt đỏ. Hàm lượng kẽm có trong 100g thịt:

Thực phẩmHàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm (mg)
Thịt lợn5
Thịt gà4,8
Thịt cừu4,4
Thịt dê3,22
Thịt bò2,2
Hàm lượng kẽm trong 100g thịt đỏ

Ngoài việc bổ sung  lượng kẽm lớn, thịt cũng là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như sắt, vitamin B, creatine…

Mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa thịt đỏ/ tuần và 1 tuần không vượt quá tổng 350- 500g thịt đỏ sau chế biến.

Thịt đỏ là thực phẩm giàu kẽm nên có trong thực đơn hàng ngày

2.2. Hải sản

Hải sản cũng là nhóm thực phẩm cung cấp lượng kẽm đáng kể. Hàm lượng kẽm có trong 100g hải sản:

Thực phẩmHàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm (mg)
Hàu47,8
Sò 13,4
Ghẹ3,54
Cua bể1,4
Hàm lượng kẽm trong 100g hải sản

Không chỉ giàu kẽm, hải sản còn là nguồn bổ sung protein, omega 3 và nhiều khoáng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Tuy nhiên, hải sản là nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng khá cao. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ dị ứng, ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ mẹ cần:

  • Chế biến hải sản chín hoàn toàn. 
  • Cho trẻ thử sử dụng trước từng lượng nhỏ sau đó tăng dần lượng dùng qua các bữa ăn. 

2.3. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu gà, đậu xanh, đậu đỏ,… cũng là nguồn bổ sung kẽm tuyệt vời cho trẻ thiếu kẽm. Hàm lượng kẽm có trong 100g đậu các loại:

Thực phẩmHàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm (mg)
Đậu gà65,6
Đậu đỏ4,1
Đậu Hà Lan4
Đậu tương (đậu nành)3,8
Đậu lăng3,27
Đậu thận3
Đậu xanh (đậu tắt)1,1
Hàm lượng kẽm trong 100g đậu

Bên cạnh việc giàu kẽm, các loại đậu cũng được biết đến là thực phẩm giàu chất xơ và protein rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đậu có chứa phytates/acid phytic – chất ức chế sự hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác. Điều này có nghĩa là khi cho trẻ ăn quá nhiều đậu, lượng kẽm từ đậu sẽ hấp thu kém hơn. Do đó, để giảm lượng phytates trong các loại đậu, mẹ có thể thực hiện một số phương pháp như:

  • Ngâm: Ngâm đậu trong nước qua đêm để giảm lượng phytate
  • Nấu chín kỹ: Nấu kỹ đậu trong vòng 1 giờ có thể làm giảm tới 80% lượng acid phytic trong thực phẩm.
Các loại đậu là thực phẩm bổ sung kẽm tuyệt vời

2.4. Các loại hạt

Các loại hạt cũng là thực phẩm giàu kẽm hàng đầu mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ. Hàm lượng kẽm có trong 100g thực phẩm:

Thực phẩmHàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm (mg)
Hạt bí7,99
Hạt vừng7,75
Hạt điều5,78
Hạnh nhân3,12
Đậu phộng1,9
Hàm lượng kẽm trong 100g hạt

Ngoài việc tăng lượng kẽm, các loại hạt còn chứa chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Do đó, đây cũng là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ. Với các loại hạt, mẹ có thể thử thêm vào các món salad, súp, sữa chua để chế biến món ăn cho trẻ thưởng thức.

2.5. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch, gạo lứt cũng nằm trong danh sách nhóm thực phẩm giàu kẽm. Hàm lượng kẽm có trong 100g ngũ cốc nguyên hạt:

Thực phẩmHàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm (mg)
Lúa mì17
Yến mạch4.0
Bánh mì nguyên hạt2,6
Gạo lứt1,9
Quinoa1,09
Hàm lượng kẽm trong 100g ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt còn được biết đến là thực phẩm giàu chất xơ nên giúp cải thiện tiêu hóa rất tốt. Ngoài ra, việc bổ sung đa dạng và phong phú các vi chất, khoáng chất thiết yếu như magie, photpho, sắt, mangan, selen,… giúp ngũ cốc nguyên hạt trở thành thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ . 

Dù rất tốt cho sức khỏe của trẻ, tuy nhiên giống như các loại đậu, ngũ cốc có chứa phytates làm giảm sự hấp thụ kẽm trong cơ thể. Do đó, lượng kẽm được hấp thu từ các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ bị giảm. Vì vậy, mẹ chỉ nên kết hợp 1 lượng nhỏ ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ dinh dưỡng của trẻ để đảm bảo sự hấp thu kẽm được tối đa.

Ngũ cốc nguyên hạt không chỉ giàu kẽm mà còn bổ sung nhiều chất xơ

2.6. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm kẽm. Hàm lượng kẽm có trong 100g thực phẩm nhóm này:

Thực phẩmHàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm (mg)
Sữa bột tách béo4,08
Sữa bột toàn phần3,34
Phô mai3,11
Sữa chua tách béo1,13
Hàm lượng kẽm trong 100g sữa bột

Kẽm trong sữa và phô mai được gọi là nguồn kẽm có sinh khả dụng cao vì phần lớn đều được cơ thể hấp thụ. Không chỉ bổ sung lượng kẽm lớn, sữa và các chế phẩm còn cung cấp một số chất dinh dưỡng khác như protein, canxi và vitamin D rất quan trọng đối với sự phát triển hệ xương, răng của trẻ.

3. Bổ sung qua các chế phẩm bổ sung kẽm 

Khi trẻ bú sữa mẹ, có thực đơn dinh dưỡng giàu kẽm nhưng vẫn có các dấu hiệu thiếu kẽm điển hình như biếng ăn, chậm lớn, hay ốm vặt,… thì mẹ cần cho trẻ bổ sung kẽm qua thực phẩm chức năng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, trẻ thiếu kẽm nên được bổ sung kẽm liên tục đến khi các dấu hiệu thiếu kẽm được cải thiện. Sau đó, duy trì bằng việc bổ sung qua thực phẩm tự nhiên. 

Để lựa chọn được chế phẩm bổ sung kẽm cho trẻ, cần dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ. Một số hướng dẫn giúp mẹ lựa chọn được sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ: 

Lựa chọn kẽm hữu cơ

Kẽm hữu cơ có độ tan cao hơn so với kẽm vô cơ, nên khả năng hấp thu vào cơ thể của chế phẩm kẽm hữu cơ cũng cao hơn.  Do đó, trẻ uống kẽm hữu cơ sẽ ít bị kích ứng đường tiêu hóa hơn so với kẽm vô cơ.

Phù hợp với độ tuổi và thể trạng của bé

Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau, thể trạng khác nhau sẽ có những chế phẩm bổ sung kẽm khác nhau. Mẹ cần tìm hiểu kỹ các thông tin về độ tuổi sử dụng sản phẩm được in trên bao bì mỗi sản phẩm để lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho bé.

Thương hiệu uy tín, đã được cấp phép, đảm bảo an toàn và chất lượng

Các cơ quan chức năng của trẻ chưa được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống miễn dịch. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho bé, mẹ cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cấp phép, đảm bảo an toàn với sức khỏe của trẻ.

Kẽm dạng nước

Kẽm nước là dạng bào chế phù hợp cho trẻ nhỏ, vì đặc tính dễ sử dụng và hấp thu hơn so với dạng viên uống. 

Mùi vị thơm ngon, không chát

Kẽm thường có vị chát, dù lượng ít hay nhiều đều khiến trẻ nhỏ sợ uống. Ngoài ra, nhiều trẻ gặp phải tình trạng nôn trớ khi sử dụng thuốc. Do đó, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có vị ngọt thơm che giấu được vị chát, dễ uống và lượng uống ít để trẻ dễ dàng hợp tác, tuân thủ dùng lâu dài.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm NovoZinC – Thành phần, công dụng, cách dùng

NovozinC – Kẽm hữu cơ nhỏ giọt cho trẻ từ 1 tháng tuổi

Lưu ý khi bổ sung kẽm qua thực phẩm chức năng hoặc thuốc kẽm

  • Không dùng chung kẽm cùng với các loại kháng sinh như ciprofloxacin, tetracyclin vì sẽ giảm hấp thu
  • Kết hợp uống kẽm với vitamin C sẽ tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh
  • Không uống kẽm chung với canxi, magie… vì chúng có thể làm giảm hấp thu. Tốt nhất nên uống kẽm cách canxi, magie sau 2 – 3 tiếng.

4. Những câu hỏi thường gặp khi bổ sung kẽm cho trẻ

Trong quá trình bổ sung kẽm cho trẻ có một số câu hỏi thường gặp mẹ cần lưu ý như sau:

4.1. Bổ sung bao nhiêu kẽm cho trẻ là đủ?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu bổ sung lượng kẽm khác nhau. Cụ thể như sau: 

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2mg kẽm nguyên tố/ ngày
  • Trẻ từ 7 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 3mg kẽm nguyên tố/ ngày
  • Trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi: 3mg kẽm nguyên tố/ ngày
  • Trẻ từ 4 tuổi đến 8 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ ngày
  • Kẽm từ 9 tuổi đến 13 tuổi: 8mg kẽm nguyên tố/ ngày

Vậy muốn bổ sung kẽm dự phòng cho trẻ, thì mẹ nên bổ sung với lượng kẽm là bao nhiêu?

Theo Viện dinh dưỡng Quốc Gia, liều dự phòng thiếu kẽm cho các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm tương ứng với nhu cầu sinh lý hàng ngày. Cụ thể:

  • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy:

  • Dưới 6 tháng tuổi được khuyến cáo bổ sung 10mg kẽm/ ngày, 
  • Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi được khuyến cáo bổ sung 20mg kẽm/ ngày. 

Thời gian bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy nên kéo dài từ 10-14 ngày liên tiếp.

4.2. Nên bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu?

Trẻ bị thiếu kẽm nên bổ sung kẽm trong bao lâu cần được đánh giá dựa vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Thông thường, nếu trẻ có các dấu hiệu thiếu kẽm như biếng ăn, chậm lớn hay ốm vặt, mẹ nên bổ sung kẽm liên tục cho trẻ đến khi cải thiện các triệu chứng. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn 26% và mắc bệnh thấp hơn 35% ở trẻ bổ sung kẽm liên tục trong vòng 6 tháng. Nếu các triệu chứng cải thiện, mẹ có thể tiếp tục bổ sung bằng thực phẩm. Trường hợp các triệu chứng không cải thiện tiếp tục bổ sung theo hướng dẫn từ các chuyên gia y tế.

Trẻ thiếu kẽm nên được bổ sung kẽm trong tối thiểu 4 tháng

4.3.Bổ sung quá liều kẽm có ảnh hưởng gì không?

Trong trường hợp mẹ bổ sung quá nhiều kẽm cho trẻ có thể dẫn đến một số biểu hiện của ngộ độc kẽm cấp tính như: 

  • Trẻ chóng mặt, buồn nôn
  • Vị giác bị thay đổi
  • Trẻ bị tiêu chảy
  • Đau vùng thượng vị, co rút vùng cơ bụng
  • Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm

Để hạn chế tối đa nguy cơ trẻ bị bổ sung thừa kẽm mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn bổ sung kẽm từ các chuyên gia y tế và nhà sản xuất chế phẩm bổ sung kẽm.

Trẻ thiếu kẽm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Để giải quyết vấn đề “Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì” mẹ cần kết hợp đầu đủ giữa các biện pháp cho trẻ bú mẹ, bổ sung qua thực phẩm hay thuốc kẽm hay thực phẩm chức năng. Khi bổ sung kẽm cho trẻ nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp hotline 0862 585 986 để thêm tư vấn. 

Xếp hạng post

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời