Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xương và răng của trẻ. Thiếu canxi có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và răng của trẻ. Vậy bổ sung canxi cho bé như thế nào để có hiệu quả cao nhất? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cha mẹ có nên bổ sung canxi cho bé?

1.1. Vai trò canxi với sự phát triển của trẻ

Canxi là một khoáng chất thiết yếu, chiếm khoảng 1 – 2 % trọng lượng cơ thể. Canxi có mặt ở nhiều vị trí trong cơ thể và đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cấu tạo hệ xương và răng của cơ thể:

Canxi có mặt chủ yếu trong xương và răng, chỉ khoảng 1 % canxi tồn tại dưới dạng tự do trong máu. Canxi và phospho là 2 nguyên tố chính trong thành phần cấu tạo xương và răng, giúp cho xương và răng chắc khỏe, dẻo dai. Thiếu hụt canxi sẽ chậm phát triển chiều cao, xương dễ gãy, chậm mọc răng hoặc răng yếu, dễ bị sâu, hay bị ê buốt răng.

bổ sung canxi cho bé đem lại nhiều lợi ích cho xương và răng
Canxi là khoáng chất quan trọng cấu tạo xương và răng

Tham gia điều hòa hoạt động cơ bắp:

Canxi tham gia khởi phát hoạt động co giãn của các sợi myosin và actin, giúp các sợi cơ trơn trượt lên nhau nhịp nhàng để thực hiện các hoạt động của cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi, sự điều hòa co giãn các sợi cơ bị ảnh hưởng, gây tình trạng co rút không đồng đều các khối cơ, biểu hiện triệu chứng co giật do hạ canxi.

Ổn định màng tế bào cơ tim:

Ion canxi có mặt trên màng tế bào có tác dụng làm thay đổi điện thế màng, giúp ổn định sự co cơ tim và điều hòa nhịp tim. Khi thiếu canxi, các sợi cơ tim co bóp không đều, gây tình trạng rối loạn nhịp tim. Trẻ có thể biểu hiện tình trạng mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của trẻ.

Đảm bảo sự dẫn truyền thần kinh:

Canxi có vai trò quan trọng tại những vị trí nối tiếp của các tế bào thần kinh (synap). Khi thiếu hụt canxi, quá trình dẫn truyền thông tin của các sợi thần kinh chậm lại, không ổn định, gây triệu chứng suy nhược thần kinh, giảm khả năng ghi nhớ.

Tham gia và quá trình đông máu:

Canxi dạng ion là yếu tố IV trong con đường đông máu của cơ thể. Khi thiếu hụt canxi, nguy cơ rối loạn đông cầm máu: trẻ dễ chảy máu hoặc chảy máu khó cầm.

1.2. Dấu hiệu trẻ thiếu canxi?

Tình trạng thiếu canxi ở trẻ thường biểu hiện từ từ tăng dần nên thường cha mẹ không để ý thấy. Cho đến khi cơ thể thiếu hụt một lượng lớn canxi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, lúc này trẻ sẽ biểu hiện các triệu chứng rõ ràng.

Một số dấu hiệu của thiếu canxi ở trẻ em:: 

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi:
  • Trẻ hay quấy khóc, dễ giật mình khi ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Thóp rộng, mềm xương sọ, dễ bị biến dạng đầu (đầu bẹp, đầu cá trê,…)
  • Hay nôn trớ.
  • Rụng tóc hình vành khăn
  • Trẻ ngủ nhiều, kém linh hoạt, ít hóng chuyện.
  • Cổ yếu, chậm mang được đầu, chậm biết lẫy.
  • Trẻ nhỏ:
  • Trẻ chậm phát triển các mốc vận động: chậm biết bò, ngồi, đi đứng do khung xương chưa đủ vững chắc để nâng đỡ cơ thể.
  • Trẻ ít vận động, kém linh hoạt hơn trẻ cùng tuổi.
  • Trẻ chậm mọc răng hoặc chậm thay răng.
  • Trẻ chậm phát triển chiều cao so với lứa tuổi.
Trẻ thiếu canxi chậm phát triển chiều cao so với lứa tuổi
Trẻ thiếu canxi chậm phát triển chiều cao so với lứa tuổi
  • Trẻ ở độ tuổi đi học:
  • Biến dạng khung xương: gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng,…
  • Trẻ hay cảm thấy đau nhức các xương dài, tê buồn chân tay, gặp trong đau xương phát triển ở trẻ em.
  • Thể lực yếu, nhanh bị mệt khi hoạt động thể lực.
  • Trẻ kém tập trung, chậm nhớ, hay quên, học tập giảm sút.

1.3. Trẻ nào có nguy cơ thiếu canxi?

Nguyên nhân chính gây thiếu canxi là do cung cấp không đủ so với nhu cầu của cơ thể. Dưới đây là những nhóm trẻ có nguy cơ cao bị thiếu hụt canxi:

  • Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai: Những trẻ này vào những tháng cuối thai kỳ không được nhận đủ lượng máu nuôi dưỡng cung cấp dinh dưỡng và canxi từ mẹ, khiến cơ thể trẻ không đạt đủ nhu cầu phát triển. Trẻ thường còi cọc, nhẹ cân, nguy cơ hạ canxi máu trong giai đoạn sơ sinh cao.
  • Trẻ ở phòng tối, không đủ ánh sáng: Mẹ và em bé sau sinh thường ở trong buồng kín, tránh nắng tránh gió, khiến cho trẻ không được hấp thụ tiền chất của vitamin D trong ánh nắng mặt trời, gây tình trạng thiếu canxi ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, những trẻ ở nhà ẩm thấp, tối tăm, nhà khuất bóng mặt trời, ít ra ngoài cũng có nguy cơ thiếu canxi.
  • Sữa mẹ không đủ canxi: Trong 6 tháng đầu, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cũng như canxi và vitamin D chủ yếu từ sữa mẹ. Những bà mẹ ăn uống kém, không được bổ sung canxi trong lúc mang thai và cho con bú có thể bị thiếu hụt canxi, không đủ lượng canxi trong sữa để cung cấp cho trẻ.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy kéo dài: Những nguyên nhân trên gây giảm hấp thu chất dinh dưỡng và canxi, trẻ biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng kèm theo thiếu hụt canxi máu.

2. Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé dễ dàng mà hiệu quả nhất.

Bổ sung canxi chủ động cho trẻ giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của cơ thể. Bổ sung canxi cần phối hợp các loại thực phẩm và sản phẩm bổ sung để đạt hiệu quả cao nhất.

2.1. Bổ sung qua các loại thực phẩm

Nguồn cung cấp canxi chính cho cơ thể là từ các loại thực phẩm. Cha mẹ cần bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn cho trẻ. Ngoài ra, bà mẹ trong giai đoạn cho con bú cũng cần bổ sung thêm để đảm bảo lượng sữa cung cấp cho trẻ đầy đủ và giàu dinh dưỡng.

thực phẩm bổ sung canxi cho trẻ
Thực phẩm là nguồn cung cấp canxi chính cho cơ thể

Một số loại thực phẩm giàu canxi mà cha mẹ có thể lựa chọn như:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, váng sữa,… Tùy vào lứa tuổi và khả năng hấp thu đường tiêu hóa của trẻ, cha mẹ có thể lựa chọn sử dụng bổ sung các loại sữa khác nhau.
  • Các rau họ cải: cải xoăn, cải thìa, cải thảo, bông cải xanh, cải bó xôi,…
  • Cá: Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời có chứa hàm lượng canxi cao.
  • Đậu và các loại hạt ngũ cốc.

2.2. Bổ sung qua chế phẩm bổ sung

Ngoài việc bổ sung canxi qua nguồn thực phẩm, cha mẹ có thể lựa chọn các loại chế phẩm bổ sung canxi trực tiếp cho trẻ, đặc biệt là ở những trẻ có nguy cơ cao bị thiếu canxi.

Tuy nhiên, trước đó, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ với nhóm trẻ nhỏ để phòng trường hợp bổ sung không hiệu quả hoặc quá liều, nguy cơ quá liều gây ngộ độc cho trẻ.

Bổ sung canxi cho trẻ nên áp dụng theo nhu cầu từng lứa tuổi. Mỗi độ tuổi trẻ sẽ cần lượng canxi khác nhau để phát triển và duy trì hoạt động của cơ thể.

Đối tượng bổ sungNhu cầu canxi hằng ngày(mg / ngày)

Trẻ nhỏ
< 6 tháng300
6 – 12 tháng400

Trẻ lớn
1 – 3 tuổi500
4 – 6 tuổi600
7 – 9 tuổi700
Trẻ vị thành niên10 – 18 tuổi1000
Phụ nữ có thai và cho con bú1000

3. Bổ sung canxi cho bé như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?

3.1. Lưu ý khi bổ sung canxi cho bé qua các loại thực phẩm

  • Một số thực phẩm gây giảm hấp thu canxi: cafein, trà xanh,…
  • Không cho trẻ ăn quá mặn, quá nhiều muối, khiến giảm hấp thu, thậm chí gây mất canxi.
  • Không ăn quá nhiều dầu mỡ, không ăn quá nhiều đạm khiến hệ tiêu hóa khó hấp thu được hết các chất dinh dưỡng và canxi.

3.2. Lưu ý khi bổ sung canxi cho bé qua chế phẩm bổ sung

  • Trước khi cha mẹ bổ sung cho trẻ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều bổ sung theo đúng nhu cầu của trẻ. Lưu ý bổ sung canxi đúng và đủ liều để tránh nguy cơ ngộ độc cho trẻ.
  • Nên cho trẻ uống bổ sung canxi vào buổi sáng Đây là thời điểm bổ sung giúp trẻ hấp thu canxi hiệu quả.
  • Sau bổ sung canxi, cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 15 – 20 phút buổi sáng để tăng quá trình chuyển hóa và sản sinh vitamin D. Với trẻ sơ sinh, ánh nắng vừa cung cấp vitamin D vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị vàng da sinh lý ở trẻ.
tắm nắng buổi sáng giúp cung cấp vitamin D cho trẻ
Tắm nắng buổi sáng giúp cung cấp vitamin D cho trẻ
  • Bổ sung canxi cho bé kết hợp với vitamin D: Vitamin D có tác dụng hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa canxi của cơ thể. Cha mẹ nên lựa chọn các chế phẩm bổ sung có dạng phối hợp canxi và vitamin D để trẻ hấp thu được lượng canxi tối đa.
  • Không uống chế phẩm canxi cùng lúc với sữa hoặc nước chè xanh, tránh tạo phức hợp kết tủa gây giảm hấp thu canxi.
  • Không sử dụng canxi và sắt cùng lúc để làm giảm hiệu quả hấp thu cả hai loại khoáng chất này.
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống canxi khi đói.

Canxi cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do đó, cần bổ sung canxi cho bé qua chế độ ăn hằng ngày và bằng các chế phẩm canxi với những trẻ có nguy cơ thiếu hụt. Hãy chia sẻ bài viết tới mọi người xung quanh cha mẹ nhé!

Bài viết cùng chủ đề

1, Có nên bổ sung canxi cho bé? Tìm hiểu ngay!

2, Khi nào nên bổ sung canxi cho bé? Mách mẹ cách bổ sung canxi đúng chuẩn. 

3, Cha mẹ nên bổ sung canxi cho bé trong bao lâu?

4, Cách bổ sung canxi cho bé dễ dàng mà hiệu quả cao nhất

5, Hé lộ 10 thực phẩm bổ sung canxi cho bé hiệu quả đáng kinh ngạc

6, Review 2 loại thuốc bổ sung canxi cho bé tốt nhất năm 2023

Tài liệu tham khảo: Does your Child need Calcium supplements? – Agashi Hospital

Xếp hạng post

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời