Tháng thứ 2 là giai đoạn mẹ có thể hiểu được tính cách của bé. Lúc này, bé không chỉ biết ăn và ngủ nữa đâu mà đã bắt đầu có thể nghe, nhìn và theo dõi sự chuyển động của mọi vật. Để giúp bé phát triển hơn trong giai đoạn này, sau đây sẽ là 10 trò chơi giúp bé 2 tháng tuổi phát triển cả về thể chất và tinh thần.
Các loại đồ chơi lắc lư
Đây là một trong những loại đồ chơi cơ bản nhất. Bé rất dễ bị thu hút bởi những đồ vật có màu sắc rực rỡ, đặc biệt là những đồ vật phát ra tiếng kêu.
Kỹ năng phát triển cho bé
Thông qua trò chơi này, bé sẽ phát triển được khả năng nhìn và quan sát
Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Mẹ có thể sử dụng các loại đồ chơi có màu sắc rực rỡ. Có thể kể đến như búp bê, thú nhồi bông, điện thoại di động và đồ chơi mềm.
Cách chơi cùng bé
Lúc 2 tháng tuổi, tầm nhìn xa của bé sẽ lên tới khoảng 45cm. Bé có thể nhìn tập trung vào một vật thể mà được đưa đến gần bé, theo dõi nó trong một khoảng thời gian ngắn. Bé được chơi càng nhiều, khả năng nhìn sẽ càng phát triển. Bắt đầu với bất kỳ đồ chơi nào mà bé thấy hấp dẫn, tốt nhất là một món đồ chơi có thể chuyển động sẽ thường gợi ra phản ứng mạnh mẽ hơn. Mẹ hãy di chuyển đồ chơi đó theo các hướng khác nhau nhé. Trong khi đưa đồ chơi ra xa hay lại gần bé, mẹ cũng có thể thêm các hiệu ứng âm thanh vui nhộn như nói chuyện và hát mẹ nhé.
Trò chuyện cùng với bé
Bé sẽ nhận ra giọng nói của mẹ và phân biệt nó với các âm thanh khác nhau. Từ đó, bé cũng sẽ bắt đầu nhận ra những người tương tác với bé thường xuyên đó.
Kỹ năng phát triển cho bé
Bé sẽ phát triển được các kỹ năng nghe, thanh nhạc và ngôn ngữ.
Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Chỉ cần mẹ và bé cùng nhau
Cách chơi cùng bé
Mẹ hãy nói chuyện với bé như cách mẹ nói chuyện với bất kỳ ai khác nhé. Khi bé nghe mẹ hát và nói chuyện, bé phát triển nền tảng các kỹ năng ngôn ngữ, thính giác và giọng nói của bé. Vì vậy, mẹ có thể dùng đa dạng biểu cảm hoặc hát ru cho bé nghe. Bé sẽ cảm nhận được giọng nói của mẹ đó. Mẹ sẽ nhận thấy bé bắt đầu phản ứng với những lời nói và giọng điệu với những biểu cảm khác nhau.
Dành thời gian âu yếm bé
Âu yếm là một hoạt động cảm xúc thiết yếu có lợi ích sâu sắc cho cả bé và mẹ.
Kỹ năng phát triển cho bé
Bé phát triển được khả năng liên kết cũng như tăng tình cảm giữa mẹ và bé
Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Chỉ cần mẹ và bé cùng nhau
Cách chơi cùng bé
Âu yếm là bất cứ hành động gì liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp với bé. Dành một chút thời gian chỉ để ôm và nói với bé rằng mẹ yêu bé. Mẹ có thể âu yếm bé trong lúc cho bé bú, ru bé ngủ hoặc mát xa cho bé. Mẹ càng chạm vào bé nhiều, mẹ càng trở nên gần gũi và thân thiết hơn với bé. Qua các hành động âu yếm này, bé phát triển được về tâm lý và thể chất, cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng.
Khám phá bé thông qua những cái chạm
Đây là thời điểm tốt để giúp phát triển xúc giác cho bé. Chạm là một cảm giác quan trọng thông qua đó giúp bé nhận thức được các vật liệu khác nhau. Chạm là cách bé tìm hiểu về môi trường cùng với hình ảnh, âm thanh qua những cái chạm. Hoạt động này không chỉ liên quan đến việc chạm bằng tay mà bằng cả cơ thể.
Kỹ năng phát triển cho bé
Bé có thể phát triển xúc giác và cảm giác tốt
Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Mẹ chuẩn bị quần áo có kết cấu khác nhau, đồ chơi và các đồ vật hằng ngày khác nhé
Cách chơi cùng bé
Đưa cho bé nhiều loại đồ chơi có kết cấu đa dạng và các đồ vật khác như cái lúc lắc, bọt biển, các loại vải khác nhau, đồ gia dụng, v.v. Đặt bé không mặc gì trên các loại vải khác nhau giúp bé có cảm giác về kết cấu trên khắp cơ thể. Mẹ cũng có thể di chuyển các đồ chơi có kết cấu khác nhau trên cơ thể của bé (bụng, chân, tay, mặt, lưng), đây là một trong những hoạt động phát triển giác quan tốt nhất cho bé 2 tháng tuổi. Bé cũng khá thích thú khi được cù bằng một vật mềm như lông vũ.
Cho bé nằm sấp
Bé sẽ cần những khoảng thời gian nhất định trong ngày được đặt nằm sấp mẹ nhé.
Kỹ năng phát triển cho bé
Bé có thể phát triển thể chất và sức mạnh.
Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Chỉ cần mẹ và bé cùng nhau
Cách chơi cùng bé
Hãy để em bé nằm sấp một lúc trong giờ chơi mỗi ngày mẹ nhé. Việc này sẽ giúp bé tăng cường sức khỏe và sự phối hợp giữa các cơ kiểm soát như cổ, vai, cánh tay và phần trên cơ thể của bé. Cuối cùng bé sẽ học được cách lăn lộn và di chuyển xung quanh khi nằm sấp. Về lâu dài, hoạt động này giúp tăng cường cơ bắp giúp bé có thể bò và ngồi dậy. Tuy nhiên, mẹ chú ý đừng để bé nằm sấp quá lâu. Sau đó hãy đặt bé nằm ngửa để bé có thể thư giãn. Hoạt động nằm sấp này sẽ tốt nhất cho bé 2 tháng tuổi khi tâm trạng của bé bình tĩnh hoặc vui vẻ.
Đọc sách cho bé
Cùng nhau đọc sách là một hoạt động thú vị có thể làm phong phú cả về mặt thị giác và thính giác cho bé. Các bé rất thích nghe giọng nói của bố mẹ, và hoạt động này trở nên tốt nhất khi cả bố và mẹ thay phiên nhau đọc cho con.
Kỹ năng phát triển cho bé
Xây dựng kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ cho bé.
Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Một số cuốn sách cho trẻ sơ sinh
Cách chơi cùng bé
Ngồi xuống cùng bé của bạn và vừa đọc vừa chỉ từng dòng trong sách cho bé. Cho bé xem những hình minh họa đầy màu sắc và nói cho bé biết mỗi hình là gì. Mẹ hãy đọc cho bé ở một nơi yên tĩnh và làm cho hoạt động trở nên vui vẻ hơn nhé. Mẹ có thể thử đọc bằng cách sử dụng biểu cảm khuôn mặt và giọng nói để giữ cho bé chú ý vào hoạt động hơn.
Tụ họp gia đình
Một buổi tụ họp là hoạt động tuyệt vời để xây dựng các kỹ năng xã hội khi bé có cơ hội được tiếp xúc với những người lạ
Kỹ năng phát triển cho bé
Giúp bé xây dựng các kỹ năng xã hội.
Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Mẹ có thể cho bé tụ họp cùng họ hàng hoặc những người bạn thân
Cách chơi cùng bé
Đưa bé đến những nơi mà bé có thể gặp mặt những người mà bé chưa quen. Việc cho bé làm quen với bạn của mẹ hoặc những người họ hàng có thể giúp bé tiếp xúc thêm với giọng điệu và những gương mặt mới. Điều này sẽ giúp bé tương tác với mọi người và không sợ hay lúng túng khi gặp người mới sau này. Đồng thời, hãy cú ý đưa bé tới những buổi tụ họp không quá đông hoặc quá ồn ào mẹ nhé. Nó có thể khích động bé, và những hoạt động này có thể trở nên phản tác dụng đó.
Di chuyển xung quanh
Đây là một hoạt động tốt để dành thời gian với bé
Kỹ năng phát triển cho bé
Khả năng gắn kết và nhận thức về không gian
Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Chỉ cần mẹ và bé cùng nhau
Cách chơi cùng bé
Bế bé lên và di chuyển xung quanh nhà hoặc di chuyển bên trong nhà. Chuyển động này giúp cho sự phát triển của hệ thống tiền đình – liên quan đến nhận thức về chính cơ thể của mỗi người trong không gian.
Massage
Bé rất thích mát-xa
Kỹ năng phát triển cho bé
Gắn kết, nhận thức về xúc giác và nhận thức về cơ thể
Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Dầu mát xa cho bé
Cách chơi cùng bé
Nhẹ nhàng mát xa cơ thể của bé với dầu mát xa ấm trong phòng yên tĩnh. Cởi quần áo của bé và để bé nằm trên một bề mặt phẳng, mềm. Mát xa các phần trên cơ thể của bé như bụng, cẳng chân, cánh tay, vai hoặc lưng. Di chuyển và kéo dãn cánh tay và cẳng chân của bé. Di chuyển cẳng chân của bé theo chuyển động vòng để khởi động và khiến các cơ phần dưới cơ thể khỏe hơn. Mẹ hãy llàm tương tự với phần cánh tay của bé. Mát xa có thể cải thiện tuần hoàn máu, giúp bé thư giãn và gắn kết hơn với mẹ hơn đó.
Giới thiệu cho bé màu sắc và ánh sáng
Treo các đồ vật phát sáng hoặc có màu sắc có thể thu hút sự chú ý của bé. Các đồ vật đó thường hấp dẫn trực quan và có khả năng xây dựng chức năng vận động cho bé.
Kỹ năng phát triển cho bé
Sự phát triển các giác quan tạo dựng nên kỹ năng vận động và giúp cho sự phối hợp giữa tay và mắt của bét.
Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Đồ chơi rực rỡ, màu sắc với ánh sáng và âm thanh
Cách chơi cùng bé
Treo đồ chơi có nhiều màu sắc và hấp dẫn trực quan trên giường cũi của bé. Bé sẽ cố gắng chạm hoặc vuốt nó và trong quá trình phát triển sự phối hợp với mắt. Mẹ cũng có thể tạo cho bé một phòng tập thể dục có nhiều đồ chơi treo và đồ vật hấp dẫn trực quan hơn nhé.
Mỗi trải nghiệm về cảm giác đều giúp bé nhận thực tốt hơn về thế giới bên ngoài. Vì vậy ngoài việc cung cấp cho bé những nguồn dinh dưỡng cần thiết, mẹ hãy tạo cho bé thêm những trải nghiệm mới hàng ngày để bé phát triển toàn diện mẹ nhé.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Giới thiệu “Bộ sản phẩm nhỏ giọt chất lượng cao cho trẻ 0-36 tháng” – Drops Family
Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không? Biến chứng thiếu sắt lâu ngày
Trẻ thiếu sắt nên ăn gì? Top 9 thực phẩm giàu sắt cho trẻ.
15 biểu hiệu trẻ thiếu sắt mẹ cần phải xử lý ngay