Trẻ hay ốm vặt là vấn đề thường gặp ở những gia đình có trẻ nhỏ. Trẻ dễ mắc bệnh mỗi khi thay đổi thời tiết, quấy khóc, lười ăn… khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân trẻ hay ốm vặt? Mẹ hãy cùng Drops Family theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Trẻ hay ốm vặt – nguyên nhân do đâu?
1.1. Hệ miễn dịch kém là nguyên nhân trẻ hay ốm vặt
Hệ miễn dịch là tập hợp các tế bào bạch cầu, tủy, lá lách, hạch, lympho trong máu giữ vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi được hưởng hệ miễn dịch này một cách “thụ động” qua nhau thai. Thế nhưng, theo thời gian lượng kháng thể này giảm dần và biến mất hoàn toàn khi trẻ 5 tháng tuổi.
Giai đoạn sau khi sinh đến khi trẻ 6 tháng tuổi, trẻ được hưởng miễn dịch này qua sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa các tế bào bạch cầu và các kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ.
Chính vì vậy, từ giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi – khi hai nguồn cung cấp kháng thể này của trẻ giảm dần và biến mất, trẻ rất dễ mắc bệnh. Giai đoạn này ( 6 tháng – 3 tuổi ) được coi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. Do đó, cha mẹ cần chú trọng nâng cao đề kháng cho trẻ trong giai đoạn này.
![Hệ miễn dịch kém là nguyên nhân trẻ hay ốm vặt](https://drops.vn/wp-content/uploads/2023/07/nguyen-nhan-tre-hay-om-vat-01-1024x640.jpg)
1.2. Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt
Hệ tiêu hóa còn non nớt cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ ốm vặt. Cụ thể như sau:
- Miệng: Vùng niêm mạc khoang miệng của trẻ mỏng, tập trung nhiều mạch máu nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.
- Thực quản: có hình phễu, thành mỏng, co bóp yếu nên trẻ dễ nôn trớ.
- Dạ dày: hình tròn, nằm ngang, tương đối cao và co bóp kém nên cơ thắt tâm vị không đóng kín. Do đó, trẻ dễ bị trào ngược.
- Ruột: có diện tích lớn, thành ruột mỏng, hệ thống mạch máu nhiều nên rất dễ nhiễm trùng. Thêm vào đó là sự kết nối giữa các tế bào biểu mô ruột lỏng lẻo, không thể ngăn chặn các vi khuẩn có hại. Trẻ dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa.
Không những thế, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt cản trở quá trình hấp thu. Điều này khiến bé con không đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển cũng như dễ mắc bệnh hơn.
1.3. Do thiếu vi chất dinh dưỡng
Việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thông qua thực đơn hàng ngày giúp trẻ phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần và phòng ngừa nguy cơ gây bệnh vặt ở trẻ.
Tuy nhiên, mẹ chưa chú ý đến việc cân bằng các vi chất cần thiết, trẻ lười ăn, biếng ăn khiến thiếu vi chất này nhưng thừa vi chất khác. Do vậy, dù ăn đủ bữa nhưng trẻ vẫn bị thiếu chất. Vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm có thể bị giảm hay mất đi nếu mẹ vô tình chọn cho bé những thực phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc quá trình bảo quản, chế biến không tốt. Đây cũng là điều mẹ đặc biệt cần lưu ý.
1.4. Bé sử dụng kháng sinh quá nhiều
Giải pháp đầu tiên mẹ tìm đến khi thấy con bị bệnh là sử dụng thuốc kháng sinh. Thế nhưng mẹ có biết rằng, 70% sức mạnh của hệ miễn dịch nằm ở đường ruột. Nếu mẹ cho con sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Điều này làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi đó, hệ miễn dịch suy yếu khiến trẻ hay ốm vặt nhiều hơn.
1.5. Trẻ được bao bọc quá mức
Một trong những nguyên nhân trẻ hay ốm vặt không thể bỏ qua chính là việc trẻ được bao bọc quá mức. Bố mẹ lúc nào cũng cho con trong nhà, không cho bé có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không được vui chơi ngoài trời, vận động… Điều này khiến trẻ dần mất đi khả năng thích ứng và phòng bệnh tự nhiên của con, cơ thể hay bị ốm vặt.
2. 3 giai đoạn trẻ hay ốm vặt
2.1. Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi
Giai đoạn này được coi là ”khoảng trống miễn dịch” của bé. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, hệ vi sinh đường ruột chưa đầy đủ, bé phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn mới làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
2.2. Trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi
Khoảng thời gian từ 3- 6 tuổi chính là giai đoạn chuyển đổi giữa hệ miễn dịch thụ động và chủ động. Do vậy, cơ thể bé rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh đường hô hấp hay các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu hoàn thiện sản xuất các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh nhưng trẻ phải tiếp xúc với môi trường mới, bạn bè mới, thói quen cầm nắm đồ vật… Từ đó làm tăng nguy cơ gây bệnh về đường hô hấp.
2.3. Trẻ trên 6 tuổi
Khi 6 tuổi, tần suất trẻ hay ốm vặt có thể sẽ giảm đi vì hệ miễn dịch gần như đã hoàn thiện. Tuy nhiên, bé lại cần nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển hơn. Nếu mẹ không bổ sung đủ và kịp thời cũng là nguyên nhân trẻ ốm vặt bởi cơ thể thiếu chất, sức đề kháng kém.
3. Làm thế nào để trẻ không bị ốm?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm bổ dưỡng như thịt đỏ, trứng, cá, rau xanh… Bên cạnh đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động ngoài trời để nâng cao sức đề kháng tự nhiên, chống chọi lại bệnh tật.
Hy vọng với những thông tin trên, mẹ đã hiểu rõ nguyên nhân trẻ hay ốm vặt. Từ đó, có những biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu mẹ cần thêm thông tin tư vấn, mẹ hãy liên hệ với Drops Family để được hỗ trợ sớm nhất mẹ nhé.
Bài viết cùng chủ đề
1, Trẻ hay ốm vặt – Mẹ cần làm gì để bảo vệ sức khỏe con yêu?
2, 5 nguyên nhân trẻ hay ốm vặt không phải mẹ nào cũng biết
3, Trẻ hay ốm vặt phải làm sao? Giải đáp cùng chuyên gia
4, Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì? Cách nâng cao hệ miễn dịch trẻ
Tài liệu tham khảo
Why is my child always sick? A pediatrician answers your questions
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Giới thiệu “Bộ sản phẩm nhỏ giọt chất lượng cao cho trẻ 0-36 tháng” – Drops Family
Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không? Biến chứng thiếu sắt lâu ngày
Trẻ thiếu sắt nên ăn gì? Top 9 thực phẩm giàu sắt cho trẻ.
15 biểu hiệu trẻ thiếu sắt mẹ cần phải xử lý ngay