Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các chế phẩm bổ sung sắt cho trẻ nhỏ với đa dạng chủng loại, mẫu mã, bao bì đẹp mắt khiến mẹ không biết nên chọn loại sắt nào để bổ sung cho con. Vậy trẻ thiếu sắt nên uống thuốc gì? Thuốc bổ sung sắt cho trẻ loại nào tốt? Mẹ hãy cùng Drops Family tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây:
Trẻ thiếu sắt nên uống thuốc gì?
Xét theo thành phần của sắt
Thành phần của chế phẩm bổ sung sắt sẽ quyết định hiệu quả hấp thu sắt ở trẻ. Nhờ đó mà xác định được bổ sung sắt cho trẻ loại nào tốt (tùy thuộc vào tình trạng thiếu sắt của trẻ). Tuy nhiên, hầu hết mẹ thường bỏ qua yếu tố quan trọng này khi chọn mua sắt cho con.
Về bản chất, sắt dùng cho trẻ được chia thành 2 loại: Sắt (II), Sắt (III).
Trong cơ thể, sắt bắt đầu được hấp thu ở dạ dày và được hấp thu chủ yếu tại hành tá tràng và đoạn đầu ruột non. Sắt chuyển từ dạng ferric Fe3+ sang dạng ferrous Fe2+ để được hấp thu vào cơ thể người. Pepsin đã tách sắt ra khỏi những hợp chất hữu cơ và gắn với acid amin, đường. Acid clohydric đã khử Fe3+ thành Fe2+ để hấp thu một cách dễ dàng trong cơ thể.
Điều đó có nghĩa là, nếu mẹ dùng Sắt (II) – sắt ở dạng ion Fe2+ thì sẽ được hấp thu trực tiếp; còn nếu mẹ dùng Sắt (III) – sắt ở dạng ion Fe3+ thì Fe3+ phải được khử thành Fe2+ mới có thể hấp thu qua ruột vào máu.
Do đó, các chế phẩm sắt (II) có hiệu suất hấp thu tốt hơn hẳn so với chế phẩm sắt (III).
Tuy nhiên, khả năng hấp thu Sắt (II) bị ảnh hưởng mạnh bởi thức ăn và các loại thuốc khác. Trong khi Sắt (III) thì hầu như không bị ảnh hưởng.
Vậy có phải bổ sung sắt cho bé mẹ nên chọn Sắt (II) không? Câu trả lời sẽ có ngay ở bên dưới:
1.1. Chế phẩm muối sắt (II)
Dạng bào chế: Sắt (II) thường được bào chế dưới dạng viên nén, dạng siro.
Các chế phẩm Sắt (II) có hàm lượng sắt nguyên tố cao nhất, dễ được hấp thu tại ruột non, giá thành không quá cao và dễ tìm mua.
Cơ chế hấp thu: Sắt (II) thường là sắt vô cơ, được hấp thu theo cơ chế bị động, nhờ sự chênh lệch nồng độ (dạ dày, ruột) đến nơi có nồng độ sắt thấp hơn.
Do giải phóng ồ ạt các ion sắt, không kiểm soát làm sắt chồng chất trong huyết thanh. Nếu sắt từ ruột cứ tiếp tục hấp thu vào máu, vượt quá khả năng “bắt giữ” của các phân tử protein, sắt tự do sẽ tăng cao hơn nữa, gây hại đến tế bào. Dần dần, lượng sắt dư thừa sẽ tích lũy trong các nội tạng, gây tổn thương cho não, gan, thận, thậm chí đe dọa tử vong.
Thêm vào đó, các ion sắt không được hấp thụ hết sẽ gây kích thúc niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra các tác dụng không mong muốn khác: buồn nôn, nôn, táo bón,..
Do đó, việc sử dụng sắt (II) cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
1.2. Chế phẩm muối Sắt (III)
Dạng bào chế: Các chế phẩm muối sắt (III) thường được bào chế dưới dạng siro, dung dịch nhỏ giọt.
Cơ chế hấp thu:
- Tuy muối sắt (III) không được hấp thụ mạnh mẽ như muối sắt (II), nhưng với cơ chế hấp thu chủ động, có kiểm soát, sắt (III) được đánh giá là loại sắt an toàn, hiệu quả nhất dành cho bé.
- Quá trình hấp thu không bị cản trở hoặc rất ít bị cản trở bởi thức ăn.
- Không độc, ít gây tác dụng phụ: Sắt sẽ được hấp thu theo nhu cầu của cơ thể vào trong máu, đến các cơ quan đích như tủy xương để sản xuất hồng cầu. Khi được hấp thu đủ, lượng sắt dư thừa sẽ bị đào thải qua đường tiêu hóa, không gây thừa sắt, không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa ( buồn nôn, táo bón,..)
Mẹ có thể phân biệt 2 loại sắt này bằng cách đọc bảng thành phần trên vỏ chế phẩm bổ sung sắt :
Muối sắt (II) : sắt (II) sulfat / Ferrous sulfate,…
Muối sắt (III): Sắt (III) hydroxyd polymaltose, sắt (III) Pyrophostphate, Sắt (III) Protein Succinylat,…
Xét theo dạng bào chế
Sắt cho trẻ nhỏ được bào chế dưới nhiều dạng như sắt dạng viên, sắt dạng kẹo gôm, sắt dạng siro, dạng dung dịch,.. Vậy đâu là dạng bào chế phù hợp nhất với trẻ?
Các loại chế phẩm bổ sung sắt cho bé:
Sắt dạng viên: thường được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén. Sắt dạng này không phù hợp cho trẻ nhỏ do khó nuốt và khó hấp thu hơn dạng lòng.
Sắt dạng kẹo gôm: Trẻ sẽ chịu khó bổ sung sắt hơn qua cách này. Tuy nhiên, hàm lượng sắt ở dạng này rất thấp và không phù hợp cho trẻ sử dụng lâu dài do lượng đường cao, kèm theo nhiều chất điều hương, điều vị.
Sắt dạng siro: Hàm lượng sắt không cao bằng sắt dạng viên nhưng dễ hấp thu. Sắt dạng này cũng chứa rất nhiều đường như dạng kẹo gôm.
Sắt dạng dung dịch: Đây chính là là loại sắt tốt nhất cho trẻ do dễ uống và dễ hấp thu, lại không chứa nhiều đường như dạng siro.
Vậy trẻ thiếu sắt nên uống thuốc gì?
Như vậy, trẻ thiếu sắt nên uống thuốc gì còn phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng thiếu sắt của từng trẻ. Nếu mẹ đang lựa chọn Sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần đảm bảo các tiêu chí sau:
1. Sắt phải dễ dùng: dạng nước hoặc siro
2. Mùi vị thơm ngon, không làm cho trẻ sợ: đảm bảo trẻ không bỏ thuốc, uống đủ liệu trình
3. Không gây tác dụng phụ: nóng trong, táo bón,…
4. Khả năng hấp thu cao: Bởi lượng sắt dư thừa do hấp thu kém sẽ đào thải qua đường tiêu hóa, dễ khiến cho bé bị táo bón.
5. Sản phẩm uy tín, được Bộ Y Tế cấp phép
03 lưu ý quan trọng khi bổ sung sắt cho bé
Để đảm bảo bé nhận được những lợi ích tối đa từ thuốc sắt, ba mẹ không chỉ cần chọn bổ sung sắt cho bé loại nào tốt, mà còn cần ghi nhớ những điều quan trọng sau đây.
Bổ sung đúng liều lượng
Bạn nên bổ sung sắt cho trẻ đúng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cũng cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm để tránh trường hợp cho bé dùng không đủ hoặc quá liều. Việc thừa hay thiếu sắt trong cơ thể bé đều có thể gây ra những nguy hại nghiêm trọng.
Uống đúng thời điểm
Điểm tốt ở đây một phần cũng do thời điểm uống thuốc sắt hợp lý. Để thuốc sắt phát huy hiệu quả, tốt nhất là bạn nên cho con uống sau khi ăn được 1-2 tiếng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý cho bé uống nhiều nước để tránh bị táo bón khi dùng thuốc bổ sung sắt.
Không uống sắt cùng với canxi
Canxi và sắt khi đi vào cơ thể cùng lúc sẽ cản trở sự hấp thu của nhau. Do đó, ba mẹ cần đặc biệt không nên cho bé uống canxi và sắt cùng một lúc. Thay vào đó có thể uống mỗi loại cách nhau 2 tiếng. Ngoài ra, bạn có thể cho còn dùng sắt kèm với các loại nước giàu vitamin D để tăng cường khả năng hấp thu sắt cho cơ thể (ví dụ: nước cam, nước chanh).
Femalto – Sắt hữu cơ nhỏ giọt cho trẻ từ 0-36 tháng tuổi
Femalto là gì?
Femalto là thuốc sắt, được cấp số đăng ký bởi Cục Dược – Bộ Y tế .
Femalto được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ giọt, có xi lanh chia liều chính xác, chứa Sắt III Hydroxyd Polymaltose là một muối sắt hữu cơ với rất nhiều ưu điểm nổi bật.
Femalto có 2 dạng thể tích: loại 15ml và loại 30ml, được sử dụng cho các đối tượng sau:
- Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân
- Trẻ còi cọc, biếng ăn
- Trẻ chậm lớn, hay ốm vặt
- Trẻ xanh xao, mệt mỏi
- Trẻ uống quá nhiều sữa tươi
Ưu điểm của sắt Femalto
Hàm lượng cao, lượng uống ít
Mỗi ml Femalto chứa 50 mg Sắt nguyên tố (dưới dạng phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose). Với hàm lượng này, bé chỉ cần uống 7 giọt ( 0,5ml) cũng đã đủ liều khuyến cáo. Do đó, Femalto rất phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ dễ nôn trớ.
An toàn – Không gây táo bón
Thành phần Sắt III Hydroxyd Polymaltose có cấu tạo gồm 2 lớp:
Bên ngoài là màng polymaltose, giống như ferritin dự trữ sắt trong cơ thể. Màng polymantose tạo sự ổn định và khả năng hòa tan của phức hợp trong môi trường pH biến thiên. Do đó, khả năng hấp thu của Femalto gần như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn mà ngược lại, khả năng hấp thu còn cao hơn khi uống trong bữa ăn.
Bên trong là nhân sắt III – Hydroxide. Việc giải phóng có kiểm soát của sắt III từ nhân sắt ( III ) – hydroxide ổn định đảm bảo nguy cơ gây độc tính rất thấp và khả năng dung nạp tốt của Femalto.
Sắt III Hydroxyd Polymaltose khi dư thừa sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa nên rất ít hoặc không gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa : kích ứng dạ dày, ruột, buồn nôn, nôn, nóng trong, táo bón… như các loại sắt II thông thường.
Thơm ngon từng giọt
Đa phần các sản phẩm chứa sắt đều có mùi tanh đặc trưng của kim loại, hơi ngái ngái nên khá khó uống. Dù Femalto được bào chế dưới dạng dung dịch, nhưng lại không mang vị tanh như các sản phẩm sắt khác trên thị trường. Femalto có lớp màng Polymaltose bao ngoài nhân sắt giúp che giấu vị tanh tối ưu, tạo nên vị ngọt thơm, bé nào cũng thích.
Có xi lanh chia liều chính xác, tiện dụng
Bộ xi lanh nhỏ giọt được nhập khẩu Châu Âu: đảm bảo chất lượng, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu bé còn “lắc đầu” mỗi khi uống sắt, mẹ hãy cho bé sử dụng Femalto ngay thôi nào !
Tìm hiểu thêm về Femalto – Sắt hữu cơ nhỏ giọt cho trẻ từ 0-36 tháng tuổi
Trên đây là những chia sẻ về cách lựa chọn loại sắt tốt nhất cho trẻ. Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ có thể tìm ra loại sắt tốt nhất, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nếu mẹ cần tư vấn thêm, đừng ngại ngần mà nhắn tin ngay cho chúng mình nhé!
TLTK
- WHO (2011), Hemoglobin concentration for the diagnosis of anemia and assessment of severity.
- Hans-Konrad Biesalski and Jürgen G. Erhardt (2007), Diagnosis of
nutritional anemia – laboratory assessment of iron status. Nutritional
Anemia, Switzerland: Sight and Life. - Rosalind S. Gibson (2005), Assessment of iron status. Principles of
Nutritional Assessment – The second edition. Vol. 17, Oxford University
Press. 443-476. - M.R.Raziwala et al (2013), Comparison Study of Oral Iron Preparations Using a Human Intestinal Model. Sci Pharm. 81(4): 1123–1139
Bài viết cùng chủ đề:
1, Trẻ thiếu sắt: nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục hiệu quả.
2, 15 biểu hiện trẻ thiếu sắt mẹ cần xử lý ngay.
3, Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
4, Trẻ thiếu sắt nên ăn gì? Top 9 thực phẩm giàu sắt cho bé.
5, Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không? Biến chứng thiếu sắt lâu ngày.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Giới thiệu “Bộ sản phẩm nhỏ giọt chất lượng cao cho trẻ 0-36 tháng” – Drops Family
Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không? Biến chứng thiếu sắt lâu ngày
Trẻ thiếu sắt nên ăn gì? Top 9 thực phẩm giàu sắt cho trẻ.
15 biểu hiệu trẻ thiếu sắt mẹ cần phải xử lý ngay