Thiếu sắt ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ. Trong khi đó, thừa sắt lại là bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Vậy 1 năm nên bổ sung sắt cho bé mấy lần để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cơ thể, không thừa, không thiếu? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây:
1. Trẻ cần được bổ sung sắt khi nào?
Để trả lời câu hỏi 1 năm nên bổ sung sắt cho bé mấy lần, mẹ cần dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ.
Trẻ ở độ tuổi nào cần bổ sung sắt?
Theo khuyến cáo mới nhất từ Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ, lượng sắt trẻ cần được bổ sung hàng ngày theo độ tuổi như sau:
Trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh: Trong giai 0 – 4 tháng tuổi, trẻ không cần bổ sung sắt.
Trẻ sinh non: Bổ sung 2mg/kg
Trẻ từ 4-6 tháng tuổi: Bổ sung 1mg/kg
Trẻ từ 9 tháng: Bổ sung khoảng 11 mg/ngày
Trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi: Bổ sung khoảng 7 mg/ngày
Trẻ từ 5 tuổi: Bổ sung dưới 10 mg/ngày
Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Bổ sung khoảng 8 mg/ ngày
Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Bổ sung 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).
Khi nào cần bổ sung sắt cho trẻ?
Trong trường hợp, trẻ không được đáp ứng đủ nhu cầu về sắt, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu thiếu sắt mà mẹ cần lưu ý:
- Mệt mỏi
- Da xanh xao
- Niêm mạc mắt, lòng bàn tay nhợt nhạt
- Móng tay dễ gãy
- Trẻ chậm tăng cân hoặc sút cân
- Trẻ kém tập trung, học hành sa sút
Trẻ nào có nguy cơ thiếu hụt sắt ?
Ngoài ra, một số trẻ có nguy cơ cao thiếu sắt cần được bổ sung gồm:
- Trẻ sinh non
- Trẻ sơ sinh có mẹ thiếu sắt trong giai đoạn mang thai
- Trẻ bú sữa mẹ hơn 6 tháng nhưng chế độ ăn nghèo nàn thiếu sắt
- Trẻ chỉ uống sữa bò
- Trẻ kén ăn, ăn chay
- Trẻ gặp bất thường về đường tiêu hóa: Phẫu thuật dạ dày ruột
2. Một năm trẻ nên được bổ sung sắt mấy lần?
Để đảm bảo việc bổ sung sắt đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ, mẹ có thể dựa vào một số hướng dẫn sau:
2.1. Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh đủ cân, đủ tháng
Ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi nhận được nhiều sắt nhất từ mẹ. Vì vậy, trẻ sơ sinh đủ tháng có cân nặng > 2,5kg sẽ nhận được lượng sắt dự trữ đủ để sử dụng từ 4-6 tháng sau sinh. Do đó, trẻ sơ sinh đủ cân, đủ tháng không cần bổ sung thêm sắt cho đến khi trẻ được 4-6 tháng tuổi.
Trẻ sinh non (< 37 tuần )
Trong khi đó, trẻ sinh trước tuần 37 có nguy cơ cao bị thiếu sắt lên tới 85%. Do đó, trẻ sinh non cần được bổ sung sắt ngay từ những tháng đầu sau sinh. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, lượng sắt cần bổ sung cho trẻ sinh non được khuyến cáo như sau:
Trẻ sinh non bú mẹ hoàn toàn: Bổ sung 2mg/kg/ngày
Trẻ sinh non dùng sữa công thức giàu sắt: Bổ sung 1mg/kg/ngày
Bổ sung ngay từ tháng đầu tiên tới khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh nhẹ cân
Ngoài ra, trường hợp trẻ sơ sinh nhẹ cân, có cân nặng dưới 2,5kg khi sinh cũng có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Nhi khoa Canada:
- Trẻ sơ sinh có cân nặng trên 1000g: Bổ sung 2 – 3mg/kg/ngày hoặc sữa công thức giàu sắt (với hàm lượng sắt trong sữa là 12mg/L).
- Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 1000g: Bổ sung 3 – 4 mg/kg/ngày.
- Trẻ sơ sinh nhẹ cân cần bổ sung sắt từ tuần tuổi thứ 6 – 8 cho tới khi trẻ được 12 tháng tuổi.
2.2. Bổ sung sắt dự phòng cho trẻ từ 4 tháng tuổi
Trẻ từ 4 tháng tuổi được khuyến cáo nên bổ sung sắt 1 lần mỗi năm. Mỗi lần có thể kéo dài từ 2-3 tháng. Nguyên nhân được xác định do từ tháng thứ 4, lượng sắt dự trữ trẻ nhận được từ trong thai kỳ dần cạn kiệt. Lúc này, nhu cầu sắt của trẻ cũng tăng cao để đáp ứng cho sự phát triển của cơ thể. Do đó trẻ cần được bổ sung sắt dự phòng thông qua chế độ dinh dưỡng và các chế phẩm bổ sung.
2.3. Bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu thiếu sắt
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Vì vậy, sau khi xác định trẻ bị thiếu sắt, tùy thuộc vào mức độ thiếu sắt ở trẻ, liều bổ sung sắt cho trẻ trong khoảng 3 – 6mg/kg/ngày.
Thời gian bổ sung sắt kéo dài tối thiểu 3 tháng. Cho đến khi hàm lượng sắt đạt mức khuyến cáo, các chuyên gia y tế cũng khuyên rằng nên tiếp tục bổ sung sắt trong 3 tháng tiếp theo. Vì vậy trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thiếu sắt cần được bổ sung sắt 1 lần/ năm và thời gian của đợt bổ sung kéo dài từ 3-6 tháng.
3. Nguy hiểm khi bổ sung quá liều sắt cho bé
Sắt là kim loại nặng vì vậy khó đào thải ra khỏi cơ thể. Việc bổ sung dư thừa lượng sắt so với nhu cầu của cơ thể sẽ khiến sắt lắng đọng tại gan và ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Trẻ không bị thừa sắt do chế độ ăn uống mà phần lớn trẻ bị ngộ độc sắt, thừa sắt do các sản phẩm phẩm bổ sung sắt hoặc vitamin tổng hợp.
Những triệu chứng giúp mẹ nhận biết tình trạng thừa sắt, ngộ độc sắt ở trẻ:
- Đau bụng, buồn nôn
- Nôn, có thể nôn ra máu
- Tiêu chảy phân đen
- Chóng mặt, đau đầu, khó thở
- Sốt, co giật
- Da xanh xao
- Mạch nhanh, huyết áp thấp.
Khi trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí. Khi đi, cha mẹ nên mang theo sản phẩm sắt bé đang sử dụng để các bác sĩ có chẩn đoán chính xác hơn.
4. Hướng dẫn mẹ bổ sung sắt cho trẻ đúng và đủ
Để đảm bảo bổ sung sắt cho trẻ, mẹ có thể bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng giàu sắt hoặc sản phẩm bổ sung sắt. Chế độ dinh dưỡng là biện pháp bổ sung sắt an toàn cho trẻ, mẹ có thể tìm hiểu thêm về Top 10 nhóm thực phẩm giàu sắt cho bé. Dựa vào độ tuổi của trẻ, mẹ có thể xây dựng thực đơn với các món ăn phù hợp để dự phòng thiếu sắt cho con.
Một số lưu ý khi giúp bổ sung sắt cho trẻ:
Trong khi đó, sử dụng sản phẩm thuốc/ thực phẩm bổ sung sắt mẹ cần phải lưu ý một số thông tin để đảm bảo việc bổ sung sắt cho bé an toàn và hiệu quả:
- Lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt phù hợp theo độ tuổi. Ví dụ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chọn bổ sung sắt dạng nhỏ giọt, nước, trẻ trên 1 tuổi có thể lựa chọn thêm dạng viên nhai,…
- Lựa chọn sản phẩm có thành phần là sắt hữu cơ để tăng hiệu quả hấp thụ và giảm nguy cơ táo bón.
- Bổ sung sắt cho trẻ vào buổi sáng, trước khi ăn từ 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ (khi bụng đói) để tăng cường hấp thu sắt.
- Trường hợp trẻ nhạy cảm với sắt nên bắt đầu sử dụng từ liều thấp và tăng dần đến liều được khuyến cáo.
- Kết hợp cùng chế phẩm có chứa vitamin C như cam, chanh, dâu tây, nho,..
- Không sử dụng sản phẩm bổ sung sắt cùng sữa hoặc các sản phẩm có chứa canxi,… vì sẽ làm giảm hấp thu sắt.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng sắt cùng đồ uống có ga.
- Tuân thủ đúng liều lượng được khuyến cáo được bổ sung hàng hàng.
- Không tự ý tăng liều, kéo dài thời gian sử dụng khi không có hướng dẫn từ chuyên gia.
- Để các sản phẩm bổ sung sắt tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
Kết luận
Có thể thấy rằng việc ” 1 năm bổ sung sắt cho bé mấy lần ” được xác định dựa vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Mẹ tuyệt đối không nên tự ý và lạm dụng việc bổ sung sắt cho bé để tránh gây ra những tác dụng không đáng có.
Tài liệu tham khảo: Paediatr Child Health. 2007 Apr; 12(4): 333–334.
Bài viết cùng chủ đề:
1, Bổ sung sắt cho bé và những điều mẹ cần biết!
2, Top 10 nhóm thực phẩm bổ sung sắt cho bé mẹ cần lưu ngay!
3, Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu để đảm bảo an toàn và hiệu quả?
4, 1 năm nên bổ sung sắt cho bé mấy lần? – Hướng dẫn từ chuyên gia.
5, Cho trẻ uống sắt vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Giới thiệu “Bộ sản phẩm nhỏ giọt chất lượng cao cho trẻ 0-36 tháng” – Drops Family
Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không? Biến chứng thiếu sắt lâu ngày
Trẻ thiếu sắt nên ăn gì? Top 9 thực phẩm giàu sắt cho trẻ.
15 biểu hiệu trẻ thiếu sắt mẹ cần phải xử lý ngay