Đầu tư vào sức khỏe và dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em trong giai đoạn 1.000 ngày, là cần thiết để xây dựng sự thịnh vượng, giảm chênh lệch giàu nghèo và tạo điều kiện cho các thế hệ tương lai có cuộc sống tốt hơn.

Não bộ trẻ khi nằm trong bụng mẹ
Phát triển não bộ trẻ khi nằm trong bụng mẹ

1000 ngày đầu đời, nền tảng xây dựng tương lai.

Trẻ sơ sinh giống như những nhà khoa học nhí, chúng khám phá thế giới xung quanh ngay từ khi được sinh ra. Trong giai đoạn này, “Bộ não của trẻ có thể hình thành lên tới 1.000 kết nối thần kinh mỗi giây – tốc độ này không bao giờ có thể lặp lại, chỉ có một lần duy nhất trong đời. Và những kết nối ấy cũng chính là nền tảng xây dựng tương lai của mọi đứa trẻ”.

Con đường dẫn đến sự thịnh vượng trong tương lai, bắt đầu từ 1.000 ngày đầu đời của trẻ. 

Đầu tư vào chất lượng sức khỏe và tinh thần của mẹ và trẻ sơ sinh sẽ mang lại hiệu quả to lớn, ngay bây giờ và trong tương lai. Sự đầu tư ấy sẽ giúp nhiều phụ nữ và trẻ em được sống và phát triển hơn. Về lâu dài, nó cung cấp nền tảng để trẻ em phát triển hết tiềm năng của mình, đồng thời tạo ra cơ hội cho trẻ thành công ở trường học và nơi làm việc sau này, đồng thời có một cuộc sống lành mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì và các bệnh khác khi trưởng thành.

Việc đảm bảo sự khỏe mạnh cho mẹ và bé trong 1.000 ngày đầu đời mang lại lợi ích to lớn cho xã hội. 

Các nhà kinh tế hàng đầu đồng ý rằng, đầu tư vào những năm tháng đầu đời của trẻ là một trong những điều thông minh nhất mà một quốc gia có thể làm để chống lại đói nghèo và tạo ra nguồn nhân lực cần thiết cho các nền kinh tế đa dạng hóa và phát triển. Nghiên cứu cho thấy, nó có thể làm cho xã hội lành mạnh hơn, lực lượng lao động cạnh tranh toàn cầu hơn, chi phí chăm sóc sức khỏe thấp hơn, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và bình đẳng hơn về cơ hội.

Chi phí bỏ lỡ cơ hội 1.000 ngày là rất cao. 

Trẻ em thấp còi do suy dinh dưỡng mãn tính ít có khả năng thoát nghèo hơn, thu nhập thấp hơn khi trưởng thành. Các chuyên gia ước tính rằng, suy dinh dưỡng ở mẹ và bé gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hàng tỷ mỗi năm do năng suất kinh tế thấp hơn và chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn, đặc biệt, ở các nước thu nhập thấp và trung bình có thể mất tới 10% GDP do suy dinh dưỡng ở mẹ và bé.

 

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.